Các công ước quốc tế về đăng ký nhãn hiệu mà Việt Nam là thành viên

Trong tiến trình hội nhập quốc tế, để đảm bảo cho các doanh nghiệp trong nước cũng như các doanh nghiệp nước ngoài có thể tiến hành đăng kí nhãn hiệu một cách thuận lợi, Việt Nam đã tham gia một số các công ước quốc tế về đăng kí nhãn hiệu.

Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp

Sự ra đời của công ước Paris

Công ước Paris 1883 là một trong những công ước quan trọng nhất về sở hữu công nghiệp được kí kết sớm nhất, với sự tham gia của 11 nước và kí kết vào ngày 20/3/1883. Công ước là nền tảng cho sự ra đời của các điều ước quốc tế điểu chỉnh việc bảo hộ tương tự hay riêng biệt (như Thỏa ước Madrid về đăng kí nhãn hiệu hàng hóa, công ước Lahay về đăng kí kiểu dáng công nghiệp…). Tính đến tháng 1/2019, Công ước Paris đã có 177 quốc gia thành viên ký kết, trở thành một trong những điều ước quốc tế được áp dụng rộng rãi nhất trên thế giới, Việt Nam đã tham gia công ước từ 08/03/1949.

Các nguyên tắc của công ước Paris 1883

Công ước Paris gồm có 30 Điều, đề cập đến bốn vấn đề lớn:

  • Nguyên tắc “đối xử quốc gia” có nghĩa là công dân của bất kỳ các thành viên của Công ước cũng đều được hưởng sự bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp giống như công dân của nước sở tại;
  • Nguyên tắc “quyền ưu tiên” có nghĩa là khi một người nộp đơn yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nộp đơn đầu tiên của mình ở một nước thành viên của công ước trong thời hạn nhất định sau ngày nộp đơn đầu tiên, người đó có thể nộp đơn yêu cầu bảo hộ ở bất kì nước thành viên nào và những đơn nộp sau sẽ được tính cùng ngày nộp đơn của đơn đầu tiên;
  • Một số nguyên tắc chung đối với hệ thống bảo hộ quyền sở hữu công nghệ mà các nước thành viên phải tuân thủ như là nguyên tắc tôn trọng sự độc lập của pháp luật quốc gia;
  • Ngoài những nguyên tắc cơ bản trên, thì Công ước Paris cho phép các nước thành viên được quyền xây dựng và áp dụng pháp luật sở hữu trí tuệ của mình cho phù hợp với quy định cua công ước. Tức là khi công dân các nước thành viên khác muốn đăng kí bảo hộ nhãn hiệu sẽ tiến hành theo thủ tục của nước thành viên nơi việc đăng ký diễn ra.

Trong đó, nhãn hiệu hàng hóa được quy định tại Điều 6, Điều 6bis, Điều 6ter, Điều 6quarter, Điều 6quinquies, Điều 6sexies, Điều 6septies, Điều 7, Điều 7bis.

Hệ thống Madrid

Sự ra đời của hệ thống Madrid

Hệ thống Madrid về đăng kí nhãn hiệu được điều chỉnh bởi hai điều ước quốc tế là Thỏa ước Madrid về đăng kí quốc tế nhãn hiệu 1891 và Nghị định thư liên quan đến thỏa ước Madrid 1989. Hai điều ước quốc tế này cùng song song tồn tại, độc lập với nhau nhưng có liên quan mật thiết với nhau. Việt Nam là thành viên của Thỏa ước Madrid từ năm 1949 và bên cạnh đó nghị định thư Madrid sẽ chính thức có hiệu lực tại Việt Nam kể từ ngày 11/7/2006.

Một số nội dung chủ yếu của Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid gồm

  • Người nộp đơn đăng kí quốc tế nhãn hiệu phải là cá nhân hay pháp nhân có cơ sở sản xuất hoặc kinh doanh thực tế và hiệu quả tại hoặc cư trú tại, hoặc có quốc tịch của một quốc gia thành viên của Thỏa ước Madrid hoặc Nghị định thư Madrid.
  • Một đăng kí quốc tế phải dựa trên cơ sở là một đơn đăng kí quốc tế phải dựa trên cơ sở là một đơn quốc gia (đơn cơ sở) hoặc một đăng kí quốc gia (đăng kí cơ sở).
  • Đơn đăng kí quốc tế nhãn hiệu phải chỉ định rõ một hoặc nhiều quốc gia thành viên nơi nhãn hiệu mong muốn được bảo hộ.
  • Đơn đăng kí có thể xin hưởng quyền ưu tiên theo Điều 4 của Công ước Paris.
  • Đơn đăng kí quốc tế về nhãn hiệu bao gồm các bước: nộp đơn; kiểm tra các yêu cầu tối thiểu liên quan tới đơn; xác nhận ngày nhận đơn; chuyển đơn tới văn phòng quốc tế; đăng bạ và công bố.
  • Hiệu lực của đơn đăng kí quốc tế mở rộng đến các quốc gia thành viên được người nộp đơn chỉ định trong đơn đăng kí quốc tế và có thể chỉ định quốc gia tiếp sau đó, có nghĩa là chủ sở hữu một đăng kí quốc tế có thể mở rộng hiệu lực của đăng kí quốc tế có thể mở rộng hiệu lực của đăng kí quốc tế tới một hoặc một số thành viên mà nước đó chưa được chỉ định trong đơn đăng kí quốc tế tại thời điểm nộp đơn bằng cách nộp một chỉ định tiếp sau đó.

Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ Trips

Sự ra đời của Hiệp định Trips

Hiệp định về các khía cạnh kiên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định Trips) được ký kết vào ngày 15/4/1994 và có hiệu lự từ ngày 01/01/1995 cùng với sự ra đời của tổ chức thương mại thế giới (WTO) và được thông qua sửa đổi vào ngày 06/12/2005. Hiệp định Trips là một điều ước quốc tế đa phương quan trọng về sở hữu trí tuệ. Các quy định của Hiệp định này có tình ràng buộc về mặt pháp lý đối với tất cả các Thành viên WTO. Hiệp định Trips có hiệu lực với Việt Nam ngay từ khi Việt Nam trở thành Thành viên của WTO năm 2007.

Quy định về nhãn hiệu trong Hiệp định Trips

Quy định về nhãn hiệu trong Hiệp định Trips được quy định tại Mục 2 Nhãn hiệu hàng hóa. Theo Hiệp định Trips đối tượng có khả năng bảo hộ nhãn hiệu bao gồm:

  • Bất kì một dấu hiệu, tổ hợp các dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp khác;
  • Các dấu hiệu đó có thể là: từ, tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình họa và các tổ hợp màu mắc cũng như các tổ hợp bất kỳ, tuy nhiên các tổ hợp này phải có khả năng được đăng ký là nhãn hiệu hàng hóa;
  • Ngoài những quy định bắt buộc này, Hiệp định Trips còn để mở cho các quốc gia thành viên có thể quy định thêm điều kiện của đối tượng đăng kí nhãn hiệu như: khả năng sử dụng của nhãn hiệu.

Bên cạnh việc quy định về đối tượng, Hiệp định Trips cũng quy định về các quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu như quyền  cấm người khác sử dụng nhãn hiệu của mình trong hoạt động động thương mại và các quyền khác tuân theo Công ước Paris 1967.

Về thời hạn bảo hộ nhãn hiệu theo Hiệp định Trips đăng ký lần đầu và mỗi lần gia hạn đăng ký một nhãn hiệu hàng hóa phải có thời hạn hiệu lực không dưới 7 năm. Hiệu lực đăng kí một nhãn hiệu hàng hóa phải có khả năng được gia hạn không giới hạn số lần gia hạn.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ, xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ nhanh nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO