Các hình học đơn giản không thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, việc bảo vệ nhãn hiệu là một phần quan trọng để bảo vệ quyền lợi của các tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, không phải mọi yếu tố, dấu hiệu đều có thể trở thành đối tượng bảo hộ nhãn hiệu. Một trong những vấn đề đáng chú ý là các hình học đơn giản, mặc dù có thể dễ dàng nhận diện trong đời sống, nhưng lại không đủ điều kiện để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Sau đây, Luật Việt An sẽ tư vấn cụ thể về các hình học đơn giản không thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Điều kiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Theo Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau:
Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa;
Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Theo đó, nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp như:
Hình và hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc ngôn ngữ không thông dụng;
Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ, tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào;
Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hóa, dịch vụ hoặc dấu hiệu làm gia tăng giá trị đáng kể cho hàng hóa;
Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh;
Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên;
Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hóa;…
Các hình học đơn giản không thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng hình học có thể được pháp luật bảo hộ. Tuy nhiên, trong trường hợp này, nhãn hiệu đó phải có khả năng phân biệt được hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu và hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Theo điểm a Khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ quy định như sau:
“Điều 74. Khả năng phân biệt của nhãn hiệu
…2. Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a)[78] Hình và hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc ngôn ngữ không thông dụng, trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu trước ngày nộp đơn;…”
Theo quy định này, nhãn hiệu chứa các hình học đơn giản không thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, bởi vì:
Hình học đơn giản (như hình tròn, hình vuông, tam giác) thường rất phổ biến và không đủ đặc biệt để tạo ra sự khác biệt rõ rệt giữa các sản phẩm, dịch vụ khác nhau. Đây là những dấu hiệu đơn giản, dễ nhận biết nhưng không gắn liền với một thương hiệu cụ thể, không được cách điệu để tạo sự khác biệt có dấu hiệu nhận biết đặc trưng so với hình học thuần túy.
Các hình học đơn giản không có sự đặc trưng hoặc tính độc đáo, mà người tiêu dùng không thể nhận diện ngay lập tức sản phẩm hoặc dịch vụ nào gắn liền với chúng. Khi được sử dụng làm nhãn hiệu, chúng không thể tạo nên sự phân biệt rõ rệt giữa các doanh nghiệp hay sản phẩm trong cùng một ngành nghề.
Ví dụ: Một công ty không thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hình vuông màu xanh cho sản phẩm nước giải khát, vì hình vuông và màu xanh là các yếu tố quá chung và không mang tính đặc trưng.
Với mục đích của nhãn hiệu là để phân biệt hàng hóa, việc sử dụng các hình học đơn giản trên nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ khó thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng trong kinh doanh, thương mại.
Do vậy, khi tổ chức, cá nhân đăng ký bảo hộ nhãn hiệu có chứa hình học đơn giản sẽ bị Cục sở hữu trí tuệ từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Vì thời gian chờ để được cấp Văn bằng bảo hộ khá lâu (khoảng một năm) nên để tránh mất thời gian, quý khách không nên sử dụng nhãn hiệu có chứa hình học đơn giản mà nên sáng tạo hình học kết hợp với chữ, số hoặc kết hợp các loại hình học với nhau có màu sắc để nó trở nên đặc biệt có thể thu hút sự chú ý của người tiêu dùng và có khả năng phân biệt với các hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Tuy nhiên cần lưu ý với dấu hiệu hình học đơn giản nhưng ‘đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu trước ngày nộp đơn” thì vẫn được coi là có khả năng phân biệt nhãn hiệu và chủ thể có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu,
Nhãn hiệu gồm các hình học đơn giản kèm theo tên gọi thông thường của hàng hóa công ty đang kinh doanh thì có được xem là có khả năng phân biệt không?
Căn cứ Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ có quy định về khả năng phân biệt của nhãn hiệu, trường hợp nhãn hiệu chỉ bao gồm hình học đơn giản, có kèm theo tên gọi thông thường của hàng hóa bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được nhiều người biết đến trước đó thì bị xem là không có khả năng phâm biệt.
Theo đó, nhãn hiệu nếu muốn được bảo hộ thì cần được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữuu trí tuệ.
Dấu hiệu là hình dạng vốn có của hàng hóa có được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu không?
Theo Khoản 6 Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ, một trong những dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu là “Dấu hiệu là hình dạng vốn có của hàng hóa hoặc do đặc tính kỹ thuật của hàng hóa bắt buộc phải có”.
Như vậy, dấu hiệu là hình dạng vốn có của hàng hóa có được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu vì không đáp ứng khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ.
Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm bút thông qua chính bằng hình cái bút nhưng không có sự cách điệu.
Tư vấn tra cứu thông tin nhãn hiệu, đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu;
Tư vấn hồ sơ đăng ký nhãn hiệu;
Đại diện cho khách hàng, tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu, theo dõi và phản hồi quá trình đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ;
Tư vấn giảm thiểu rủi ro liên quan đến quá trình đăng ký và rút đơn đăng ký nhãn hiệu
Dịch vụ gia hạn đăng ký nhãn hiệu, sửa đổi văn bằng bảo hộ;
Tư vấn xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu;
Trên đây là bài viết của công ty Luật Việt An về các hình học đơn giản không thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Quý khách có thắc mắc liên quan hay có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu vui lòng liên hệ Đại diện Sở hữu trí tuệ – Công ty Luật Việt An để được tư vấn nhanh nhất.