Đánh giá tương tự danh mục đăng ký nhãn hiệu

Theo quy định của Luật SHTT thì nhãn hiệu đăng ký có thể bị từ chối nếu rơi vào trường hợp sau: Nhãn hiệu đăng ký không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Vì vậy, Câu hỏi đặt ra ở đây là căn cứ nào để đánh giá hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự?

Căn cứ để đánh giá sự tương tự của hàng hoá, dịch vụ:

  1. Hai hàng hoá hoặc hai dịch vụ bị coi là trùng nhau (cùng loại) khi hai hàng hoá hoặc hai dịch vụ đó có các đặc điểm sau đây:

– Có cùng bản chất (thành phần, cấu tạo…) và cùng chức năng, mục đích sử dụng;

– Có bản chất gần giống nhau và cùng chức năng, mục đích sử dụng;

Ví dụ: xe máy vs xe đạp; dịch vụ khách sạn vs dịch vụ khách sạn có chỗ để ô tô cho khách; dịch vụ nhà hàng ăn uống vs dịch vụ cửa hàng giải khát;…

  1. Hai hàng hoá hoặc hai dịch vụ bị coi là tương tự nhau khi hai hàng hoá hoặc hai dịch vụ đó có các đặc điểm sau đây:

– Tương tự nhau về bản chất; hoặc

– Tương tự nhau về chức năng, mục đích sử dụng; và

– Được đưa ra thị trường theo cùng một kênh thương mại (phân phối theo cùng một phương thức, được bán cùng nhau hoặc cạnh nhau, trong cùng một loại cửa hàng…);

Ví dụ: quần áo vs giày dép; mỹ phẩm vs kem bôi dùng để trang điểm; bia vs rượu; vải vs áo sơ-mi; dịch vụ mua bán mỹ phẩm vs dịch vụ thẩm mỹ viện; chất dính dùng trong công nghiệp vs chất dính dùng trong gia đình;…

  1. Một hàng hoá và một dịch vụ bị coi là tương tự nhau nếu thuộc một hoặc các trường hợp sau đây:

– Giữa chúng có mối liên quan với nhau về bản chất (hàng hoá, dịch vụ hoặc nguyên liệu, bộ phận của hàng hoá, dịch vụ này được cấu thành từ hàng hoá, dịch vụ kia); hoặc

– Giữa chúng có mối liên quan với nhau về chức năng (để hoàn thành chức năng của hàng hoá, dịch vụ này phải sử dụng hàng hoá, dịch vụ kia hoặc chúng thường được sử dụng cùng nhau); hoặc

– Giữa chúng có mối liên quan chặt chẽ với nhau về phương thức thực hiện (hàng hoá, dịch vụ này là kết quả của việc sử dụng, khai thác hàng hoá, dịch vụ kia…).

Ví dụ: xe máy vs dịch vụ lắp ráp xe máy; quần áo vs dịch vụ may đo; dược phẩm vs mua bán dược phẩm; vàng bạc vs mua bán vàng bạc; phần mềm máy tính vs thiết kế phần mềm máy tính; điện thoại vs dịch vụ bưu chính viễn thông;….

Dịch vụ tư vấn nhãn hiệu của công ty luật Việt An

  • Tư vấn, tra cứu sơ bộ nhãn hiệu của doanh nghiệp nhằm xác định khả năng đăng ký bảo hộ của nhãn hiệu;
  • Tư vấn các dấu hiệu tương tự, trùng lặp, gây nhầm lẫn dẫn tới nhãn hiệu không được cấp văn bằng bảo hộ;
  • Tư vấn xác định nhóm, phân nhóm cho nhãn hiệu để tránh bị từ chối về mặt hình thức, nội dung trong quá trình xét nghiệm đơn nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ;

Tư vấn phương án sửa đổi đăng ký nhãn hiệu để có khả năng đăng ký cấp văn bằng cho chủ sở hữu;

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO