Các tỉnh thành có thể sẽ bị sáp nhập trong thời gian tới

Đây là câu hỏi được nhiều Quý độc giả quan tâm. Sáp nhập tỉnh là một trong những công việc vô cùng quan trọng của Đảng và Nhà nước. Việc sáp nhập tỉnh nhằm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo như chu trương đã ban hành.

Chính vì vậy, Hôm nay Công ty Luật Việt An sẽ cùng Quý độc giả tìm hiểu và phân tích những tỉnh nào có thể sẽ bị sáp nhập trong thời gian sắp tới.

Trước tiên Công ty Luật Việt An xin gửi tới Quý độc giả lời cảm ơn chân thành, sự ủng hộ và đồng hành quý giá của Quý độc giả đã ủng hộ kênh bằng nhưng lượt thích và đăng ký theo dõi kênh. Xin cảm ơn Quý độc giả rất nhiều.

Để làm rõ vấn đề mà quý độc giả quan tâm. Chúng ta sẽ cùng phân tích vấn đề nêu trên từ những văn bản, quy phạm pháp luật cùng với những chủ trương và đề án đã được ban hành.

Hiện nay thì Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện lên kế hoạch và thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; để việc sáp nhập đơn vị hành chính theo mô hình địa phương 2 cấp bảo đảm đúng mục tiêu tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả gắn với tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Cũng theo, quy định tại Điều 1 Nghị quyết 1211 năm 2016 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội 13 (sửa đổi khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 27 năm 2022 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hôi 15 quy định về 3 tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp tỉnh bao gồm: Dân số, diện tích tự nhiên và đơn vị hành chính.

– Trong đó quy mô dân số phải đảm bảo các tiêu chí:

+ Tỉnh miền núi, vùng cao từ 900.000 người trở lên;

+ Tỉnh không là tỉnh miền núi, vùng cao phải đạt từ 1.400.000 người trở lên.

– Diện tích tự nhiên:

+ Tỉnh miền núi, vùng cao từ 8.000 km2 trở lên;

+ Tỉnh không thuộc điểm a khoản này từ 5.000 km2 trở lên.

– Tiêu chuẩn thứ 3 là quy định về số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc có từ 09 đơn vị trở lên, trong đó có ít nhất là 01 thành phố hoặc 01 thị xã

Theo nội dung tại Kết luận 127 Kết luận của Trung Ưng năm 2025 triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị thì việc xây dựng đề án sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã được Bộ Chính trị giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và các cơ quan liên quan chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã như sau:

+ Đối với cấp tỉnh: Ngoài căn cứ về quy mô dân số, diện tích, cần nghiên cứu kỹ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, phát triển ngành, mở rộng không gian phát triển, phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển đối với từng địa phương và yêu cầu, định hướng phát triển của giai đoạn mới… làm cơ sở, căn cứ khoa học trong sắp xếp.

+ Đối với cấp xã: Cần xác định rõ các mô hình chính quyền địa phương cấp xã đối với khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng, hải đảo, quy mô dân số, diện tích, lịch sử, văn hoá, các vấn đề về kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo… Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, định biên của chính quyền địa phương cấp xã.

+ Làm rõ mối quan hệ công tác giữa các cấp chính quyền địa phương (giữa cấp tỉnh và cấp xã); mối quan hệ công tác theo ngành dọc từ Trung ương đến cấp xã (giữa bộ, ngành Trung ương, các sở chuyên ngành và đơn vị, cá nhân phụ trách theo lĩnh vực), bảo đảm hoạt động thuận lợi, đồng bộ, liên thông, hiệu lực, hiệu quả; xác định rõ các điều kiện bảo đảm để chính quyền cấp xã hoạt động hiệu quả trước, trong và sau khi sắp xếp.

Dựa trên số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê tính đến năm 2024,

Dựa trên số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê tính đến năm 2024, đối với các tỉnh thành miền núi, có 8 tỉnh không đạt đồng thời cả 2 tiêu chí về diện tích và dân số theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là: Bắc Kạn (0,3 triệu người, 4.859,96 km2), Tuyên Quang (0,8 triệu người, 5.867,90 km2), Lào Cai (0,8 triệu người, 6.364,00 km2), Đắk Nông (0,7 triệu người, 6.509,30 km2), Cao Bằng (0,5 triệu người, 6.700,30 km2), Yên Bái (0,7 triệu người, 6.887,70 km2), Hà Giang (gần 0,9 triệu người, 7.929,50 km2), Hòa Bình (gần 0,9 triệu người, 4.591,00 km2).

Đối với các tỉnh thành khác, có 13 tỉnh không đạt đồng thời cả 2 tiêu chí về diện tích và dân số là: Quảng Trị (0,6 triệu người, 4.739,80), Hậu Giang (0,8 triệu người, 1.621,80 km2), Hà Nam (gần 0,9 triệu người, 860,90 km2), Bạc Liêu (1 triệu người, 2.669,00 km2), Ninh Bình (0,9 triệu người, 1.387,00 km2), Trà Vinh (1 triệu người, 2.358,20 km2), Vĩnh Long (1,1 triệu người, 1.475,00 km2), Bà Rịa – Vũng Tàu (1,2 triệu người, 1.980,80 km2), Vĩnh Phúc (1,2 triệu người, 1.235,20 km2), Tây Ninh (1,2 triệu người, 4.041,40 km2), Sóc Trăng (1,3 triệu người, 3.311,80 km2), Hưng Yên (1,3 triệu người, 930,20 km2), Bến Tre (1,3 triệu người, 2.394,60 km2).

Lưu ý: Việc nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Việc nghiên cứu phải tiến hành khách quan, dân chủ, khoa học, cụ thể, sâu sắc, cầu thị, sát đúng với tình hình thực tiễn; khắc phục triệt để chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, chia cắt về địa bàn, lĩnh vực, tổ chức trung gian cồng kềnh; bảo đảm hoạt động thông suốt, hiệu lực, hiệu quả, nâng cao vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Như vậy trong Đề án sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã thì đối với các tỉnh đạt đủ 03 tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên và số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc thì vẫn có thể thuộc diện các tỉnh thành phải thực hiện sáp nhập tỉnh.

Trên đây là những phân tích các tỉnh có thể bị sáp nhập. Hiện chưa có thông tin chính thức về các tỉnh sẽ bị sáp nhập, nếu có các thông tin chính thức cập nhật từ đảng và nhà nước. Công ty Luật Việt An sẽ cung cấp tới Quý độc giả trong thời gian tới.

Xin cảm ơn sự chân thành và ủng hộ kênh của Quý độc giả. Nếu thấy kênh thông tin và bài chia sẻ hữu ích cho công đồng nhân dân. Xin Quý độc giả ủng hộ đội ngũ công ty chúng tôi một lượt thích hoặc đăng ký chia sẻ thông tin của đội ngũ Công ty Luật Việt An tới nhiều người hơn nữa để lan toả kiến thức pháp luật và kinh doanh.

Xin chân thành cảm ơn, và cầu chúc sức khoẻ, bình an và may mắn cho Quý độc giả, xin mền chào và hẹn gặp lại Quý độc giả trong lần chia sẻ tiếp theo.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tin tức

    Tin tức

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 09 79 05 77 68
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO