Các trường hợp cấp lại Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa

Trong những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Không chỉ lượng khách quốc tế đến mà khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Doanh nghiệp muốn kinh doanh lữ hành nội địa phải đáp ứng điều kiện và có Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa. Tuy nhiên, trong thực tế quá trình sử dụng loại giấy phép này, nhiều khách hàng đang gặp khó khăn trong việc xin cấp lại theo quy định của pháp luật. Để giải đáp thắc mắc của quý khách hàng, Công ty Luật Việt An xin đưa ra bài viết các trường hợp cấp lại Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa sau đây.

Giấy phép lữ hành nội địa

Căn cứ pháp lý

  • Luật Du lịch năm 2017.

Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 94/2021/NĐ-CP.

  • Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch.
  • Thông tư 33/2018/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; phí thẩm định thẻ hướng dẫn viên du lịch; lệ phí cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài, sửa đổi bổ sung bởi Thông tư số 44/2023/TT-BTC.

Giấy phép lữ hành nội địa là gì?

Giấy phép lữ hành nội địa là cơ sở pháp lý quan trọng để xác định một doanh nghiệp du lịch có đáp ứng các điều kiện về hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch nội địa.

Sau khi xem xét hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép lữ hành nội địa, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thực hiện cấp Giấy phép lữ hành nội địa nếu xét thấy doanh nghiệp đó đáp ứng đủ các điều kiện về kinh doanh du lịch lữ hành nội địa theo quy định của pháp luật.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa.

Các trường hợp cấp lại Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa

Không phải trong trường hợp nào, Giấy phép kinh doanh lữ hành cũng có thể được cấp lại. Muốn được cấp lại Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa, doanh nghiệp đó phải có lý do chính đáng thuộc các trường hợp được pháp luật quy định.

Căn cứ Khoản 1 Điều 34 Luật Du lịch năm 2017, các trường hợp cấp lại Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa bao gồm:

Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành bị mất:

  • Giấy phép kinh doanh bị thất lạc;
  • Không còn thấy Giấy phép kinh doanh;
  • Giấy phép kinh doanh không tồn tại nữa.

Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành bị hư hỏng:

  • Giấy phép kinh doanh không dùng được nữa;
  • Các thông tin trên Giấy phép kinh doanh không còn nhìn rõ được;
  • Giấy phép kinh doanh bị rách, nát, mất góc không đảm bảo theo quy định của pháp luật.

Điều kiện cấp lại Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa

Doanh nghiệp bắt buộc phải có giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa từ trước thì mới có thể yêu cầu được cấp lại loại giấy này. Theo đó, doanh nghiệp khi kinh doanh  dịch vụ lữ hành nội địa muốn được cấp giấy phép lần đầu cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và có đăng ký ngành nghề kinh doanh về dịch vụ lữ hành.
  • Nếu như trước đây, khoản 1 Điều 14 Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng là 100.000.000 đồng thì hiện nay, trong khoảng thời gian từ 28/10/2021 đến hết ngày 31/12/2023 mức ký quỹ được giảm xuống còn là 20.000.000 đồng dựa trên quy định tại Nghị định 94/2021/NĐ-CP để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch COVID.
  • Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp chuyên ngành lữ hành từ bậc trung cấp trở lên. Trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.​

Thủ tục cấp lại Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa

Thủ tục cấp lại Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa là cách thức thực hiện các bước theo một quy trình nhất định để cơ sở kinh doanh được cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa.

Thủ tục cấp lại Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa được quy định tại Khoản 2 Điều 34 Luật Du lịch, bao gồm các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Nộp đơn cấp lại Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành:

Doanh nghiệp gửi đơn đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép;

Bước 2: Xử lý đơn

  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép có trách nhiệm cấp lại Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành cho doanh nghiệp.
  • Trường hợp từ chối, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho cơ sở kinh doanh được biết.

Bước 3: Cấp lại Giấy phép

Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa

Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét cấp lại Giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp, được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL. Đơn đề nghị bao gồm các thông tin về:

  • Cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy phép;
  • Thông tin doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, điện thoại, website, E-mail;
  • Thông tin người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: Họ tên, giới tính, chức danh, CCCD, hộ khẩu thường trú, số điện thoại;
  • Thông tin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Thông tin về Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa đã được cấp;
  • Thông tin tài khoản ký quỹ;
  • Lý do đề nghị cấp lại;
  • Cam kết tính chính xác của các thông tin ghi trong đơn.

Lệ phí cấp lại Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa

Lệ phí là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong Danh mục lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí 2015.

Theo quy định mới nhất áp dụng đến hết năm 2023, lệ phí cấp lại Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa tại Thông tư số 44/2023/TT-BTC bằng 50% mức thu phí quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 33/2018/TT-BTC, tức là bằng 1.500.000 x 50% = 750.000 (bảy trăm năm mươi nghìn đồng).

Từ năm 2024, mức lệ phí sẽ quay trở lại mức 1.500.000 đồng theo quy định tại Thông tư số 33/2018/TT-BTC.

Thẩm quyền cấp lại Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa

Thẩm quyền là quyền chính thức được xem xét để kết luận và định đoạt, quyết định một vấn đề. Thẩm quyền gắn liền với quyền và nhiệm vụ mà pháp luật quy định cho cơ quan nhà nước, người nắm giữ những chức vụ lãnh đạo, quản lí trong các cơ quan đó để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của họ.

Theo quy định của pháp luật, các cơ quan nhà nước bao gồm: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi doanh nghiệp có trụ sở là cơ quan có thẩm quyền quyết định cấp lại Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về các trường hợp cấp lại Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa, xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Giấy phép kinh doanh lữ hành

    Giấy phép kinh doanh lữ hành

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO