Chào bán chứng khoán ra công chúng cho nhiều đợt chào bán

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán ngày càng phát triển và các doanh nghiệp luôn tìm kiếm các cơ hội huy động vốn hiệu quả, việc chào bán chứng khoán ra công chúng đã trở thành một phương thức phổ biến để thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, thay vì chỉ thực hiện một đợt chào bán duy nhất, nhiều công ty hiện nay lựa chọn phương thức chào bán chứng khoán ra công chúng qua nhiều đợt. Điều này không chỉ giúp các công ty linh hoạt hơn trong việc điều chỉnh kế hoạch huy động vốn mà còn đem lại nhiều lợi ích về mặt tài chính, chiến lược phát triển dài hạn và sự ổn định của thị trường. Trong bài viết này, Luật Việt An sẽ giúp quý khách hiểu rõ hơn những vấn đề pháp lý liên quan đến việc chào bán chứng khoán ra công chứng cho nhiều đợt chào bán.

Chào bán chứng khoán ra công chúng là gì?

Căn cứ theo khoản 19 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 thì Chào bán chứng khoán ra công chúng là chào bán các loại chứng khoán trên theo một trong các phương thức như sau:

  • Chào bán thông qua phương tiện thông tin đại chúng;
  • Chào bán cho từ 100 nhà đầu tư trở lên, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;
  • Chào bán cho các nhà đầu tư không xác định.

Điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng cho nhiều đợt chào bán

Điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng cho nhiều đợt chào bán

Căn cứ theo Điều 28 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng cho nhiều đợt chào bán như sau:

  • Các điều kiện quy định tương ứng về việc chào bán cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng
  • Có nhu cầu huy động vốn làm nhiều đợt phù hợp với dự án hoặc kế hoạch sản xuất, kinh doanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trừ trường hợp tổ chức phát hành là tổ chức tín dụng;
  • Có kế hoạch chào bán trong đó nêu rõ số lượng và thời gian dự kiến chào bán của từng đợt chào bán.
  • Thời gian chào bán của từng đợt chào bán không được kéo dài quá 90 ngày. Khoảng cách giữa đợt chào bán sau với đợt chào bán trước không quá 12 tháng.

Ngoài ra, căn cứ theo khoản 2 Điều 15 Luật chứng khoán 2019 thì điều kiện chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng của công ty đại chúng phải đáp ứng những điều kiện gồm:

  • Mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
  • Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán;
  • Giá trị cổ phiếu phát hành thêm theo mệnh giá không lớn hơn tổng giá trị cổ phiếu đang lưu hành tính theo mệnh giá, trừ trường hợp có bảo lãnh phát hành với cam kết nhận mua toàn bộ cổ phiếu của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số cổ phiếu còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành, phát hành tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu, phát hành để hoán đổi, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp;
  • Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu được Đại hội đồng cổ đông thông qua;
  • Đối với đợt chào bán ra công chúng nhằm mục đích huy động phần vốn để thực hiện dự án của tổ chức phát hành, cổ phiếu được bán cho các nhà đầu tư phải đạt tối thiểu là 70% số cổ phiếu dự kiến chào bán. Tổ chức phát hành phải có phương án bù đắp phần thiếu hụt vốn dự kiến huy động từ đợt chào bán để thực hiện dự án.
  • Tổ chức phát hành không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích;
  • Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán;
  • Có cam kết và phải thực hiện niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán;
  • Tổ chức phát hành phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của đợt chào bán.

Hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng cho nhiều đợt

Hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng cho nhiều đợt

Căn cứ theo Điều 29 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng cho nhiều đợt chào bán gồm:

  • Hồ sơ công ty đại chúng đăng ký chào bán thêm cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền ra công chúng
  • Tổ chức phát hành đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng theo quy định tại Nghị định 155/2020/NĐ-CP, trong đó Bản cáo bạch phải nêu rõ các nội dung sau:
  • Dự án hoặc kế hoạch sử dụng vốn làm nhiều đợt;
  • Kế hoạch chào bán trong đó nêu rõ đối tượng, số lượng, thời gian dự kiến chào bán của từng đợt.

Ngoài ra trước mỗi đợt chào bán, tổ chức phát hành phải bổ sung các tài liệu như sau:

  • Tài liệu về tình hình công ty nếu có thay đổi và Bản thông tin cập nhật Bản cáo bạch theo Mẫu số 09 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 155/2020/NĐ-CP cập nhật các thông tin thay đổi (nếu có);
  • Báo cáo sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán trước được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận trong trường hợp đợt chào bán sau cách ngày kết thúc đợt chào bán trước từ 06 tháng trở lên.

Thủ tục chào bán chứng khoán ra công chúng

Theo quy định tại Điều 41 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về trình tự thủ tục chào bán chứng khoán ra công chúng như sau:

Bước 1: Đăng ký chào bán

  • Tổ chức phát hành hoặc cổ đông đăng ký chào bán cần gửi hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng tới Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
  • Tổ chức phát hành hoặc cổ đông đăng ký có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán nếu có yêu cầu.

Bước 2: Gửi Bản cáo bạch chính thức

  • Trong vòng 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về yêu cầu hoàn tất thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng khoán, tổ chức phát hành hoặc cổ đông đăng ký chào bán phải gửi 06 Bản cáo bạch chính thức đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước để hoàn thiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận.
  • Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng khoán hoặc thông báo từ chối.

Bước 3: Công bố Bản thông báo phát hành

  • Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi Giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng khoán có hiệu lực, tổ chức phát hành hoặc cổ đông đăng ký chào bán phải công bố Bản thông báo phát hành trên ít nhất 01 tờ báo điện tử hoặc báo in trong 03 số liên tiếp và đồng thời công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của tổ chức phát hành (nếu có) và Sở giao dịch chứng khoán.
  • Bản cáo bạch chính thức phải được đăng tải trên trang thông tin điện tử của tổ chức phát hành hoặc cổ đông đăng ký chào bán (nếu có) và Sở giao dịch chứng khoán.

Bước 4: Phân phối chứng khoán

Tổ chức phát hành hoặc cổ đông đăng ký chào bán thực hiện phân phối chứng khoán theo đúng quy định của Luật Chứng khoán.

Bước 5: Gửi Báo cáo kết quả đợt chào bán và công bố thông tin

Trong vòng 10 ngày kể từ khi kết thúc đợt chào bán, tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành hoặc cổ đông đăng ký chào bán phải gửi Báo cáo kết quả đợt chào bán kèm xác nhận của ngân hàng (hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài) về số tiền thu được từ đợt chào bán cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và công bố kết quả trên trang thông tin điện tử của tổ chức phát hành hoặc cổ đông đăng ký (nếu có), Sở giao dịch chứng khoán.

Bước 6: Yêu cầu chấm dứt phong tỏa số tiền thu được từ đợt chào bán

Sau khi nhận thông báo kết quả báo cáo từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tổ chức phát hành hoặc cổ đông đăng ký chào bán có thể yêu cầu chấm dứt phong tỏa số tiền thu được từ đợt chào bán.

Tại sao nên chào bán chứng khoán ra công chúng qua nhiều đợt

Chào bán chứng khoán ra công chúng thông qua nhiều có thể hiểu là phương thức mà công ty phát hành chia quá trình huy động vốn thành nhiều giai đoạn khác nhau thay vì chỉ thực hiện một đợt duy nhất. Điều này giúp tổ chức phát hành linh hoạt hơn trong việc huy động vốn, giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận.

Một số lợi ích chính của chiến lược này bao gồm:

  • Tận dụng cơ hội thị trường: Việc chia nhỏ đợt chào bán giúp công ty có thể điều chỉnh thời điểm phát hành phù hợp với xu hướng thị trường, từ đó tăng cường khả năng huy động vốn với mức giá ưu việt.
  • Giảm thiểu rủi ro: Khi huy động vốn qua nhiều đợt, tổ chức phát hành có thể giảm thiểu tác động của sự biến động bất ngờ trên thị trường, tránh việc phải đối mặt với rủi ro lớn từ một đợt phát hành duy nhất.
  • Tăng tính linh hoạt: Các công ty có thể điều chỉnh số lượng chứng khoán và mức giá phát hành sau mỗi đợt chào bán, qua đó giúp tối ưu hóa nguồn vốn huy động và phù hợp với các mục tiêu phát triển dài hạn.

Trên đây là tư vấn của Luật Việt An về chào bán chứng khoán ra công chúng cho nhiều đợt chào bán. Qúy khách hàng có thắc mắc liên quan hay có nhu cầu tư vấn pháp luật chuyên sâu, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn pháp luật doanh nghiệp

    Tư vấn pháp luật doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 09 79 05 77 68
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO