Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp có quyền và nghĩa vụ như thế nào?

Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp hoặc có kiểu dáng công nghiệp đã đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận. Bên cạnh Vậy chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp có quyền và nghĩa vụ như thế nào? Để giải đáp thắc mắc của quý khách hàng, công ty Luật Việt An xin trình bày chi tiết các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp.

Tổ chức, cá nhân nào được xác định là chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp?

Tổ chức, cá nhân nào được xác định là chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp

Các chủ thể có quyền đối với kiểu dáng công nghiệp bao gồm: tác giả và chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp. Căn cứ Điều 86 Luật Sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp có thể là một trong hai chủ thể sau:

  • Tác giả tạo ra kiểu dáng công nghiệp bằng công sức và chi phí của mình; khi đó, tác giả và chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp là đồng nhất.
  • Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả tạo ra kiểu dáng công nghiệp dưới hình thức giao việc, thuê việc. Khi đó, tác giả và chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp là hai chủ thể độc lập về quyền và nghĩa vụ.

Trường hợp văn bằng bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp được cấp chung cho nhiều tổ chức, cá nhân thì quyền sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu chung của các tổ chức, cá nhân đó. Các chủ sở hữu chung thực hiện quyền sở hữu theo quy định của pháp luật dân sự.

Căn cứ phát sinh quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp

Quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Phạm vi quyền của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp

Căn cứ Điều 34 Nghị định 65/2023/NĐ-CP xác định phạm vi quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp được xác định theo phạm vi bảo hộ được ghi nhận trong sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, đăng bạ quốc tế về kiểu dáng công nghiệp hoặc trong văn bằng bảo hộ, quyết định chấp nhận bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đăng ký quốc tế.

Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp được hưởng các quyền gì?

Quyền của tác giả kiểu dáng công nghiệp

Trường hợp chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp đồng thời là tác giả thì được hưởng các quyền nhân thân gồm:

  • Được ghi tên là tác giả trong bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp;
  • Được nêu tên là tác giả trong các tài liệu công bố, giới thiệu về kiểu dáng công nghiệp.

Trường hợp chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp đồng thời là tác giả thì tác giả có quyền nhận thù lao từ chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp.

Quyền của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp

Quyền của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp

Căn cứ Điều 123 Luật Sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp có các quyền tài sản sau đây:

  • Quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp gồm:
  • Sản xuất sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ;
  • Lưu thông (bán, trưng bày để bán, vận chuyển sản phẩm), quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ;
  • Nhập khẩu sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ;
  • Quyền cho phép người khác sử dụng kiểu dáng công nghiệp;
  • Quyền ngăn cấm người khác sử dụng kiểu dáng công nghiệp;
  • Quyền định đoạt kiểu dáng công nghiệp bao gồm quyền chuyển nhượng quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp cho người khác, quyền chuyển quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp cho người khác, từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với kiểu dáng công nghiệp đó…
  • Quyền tạm thời đối với kiểu dáng công nghiệp:
  • Trường hợp người nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp biết rằng kiểu dáng công nghiệp đang được người khác sử dụng nhằm mục đích thương mại và người đó không có quyền sử dụng trước thì người nộp đơn có quyền thông báo bằng văn bản cho người sử dụng về việc mình đã nộp đơn đăng ký để người đó chấm dứt việc sử dụng hoặc tiếp tục sử dụng;
  • Trong trường hợp người được thông báo vẫn tiếp tục sử dụng kiểu dáng công nghiệp thì khi được bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp có quyền yêu cầu người đã sử dụng kiểu dáng công nghiệp phải trả một khoản tiền đền bù tương đương với giá chuyển giao quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp đó trong phạm vi và thời hạn sử dụng tương ứng.

Quyền của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp bị giới hạn trong trường hợp nào?

Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp không có quyền ngăn cấm người khác sử dụng kiểu dáng công nghiệp trong các trường hợp sau đây:

  • Sử dụng kiểu dáng công nghiệp nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc mục đích phi thương mại hoặc nhằm mục đích đánh giá, phân tích, nghiên cứu, giảng dạy, thử nghiệm, sản xuất thử hoặc thu thập thông tin để thực hiện thủ tục xin phép sản xuất, nhập khẩu, lưu hành sản phẩm;
  • Lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm do chủ sở hữu, người được chuyển giao quyền sử dụng, kể cả chuyển giao quyền sử dụng theo quyết định bắt buộc đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài;
  • Sử dụng kiểu dáng công nghiệp chỉ nhằm mục đích duy trì hoạt động của các phương tiện vận tải của nước ngoài đang quá cảnh hoặc tạm thời nằm trong lãnh thổ Việt Nam;
  • Sử dụng kiểu dáng công nghiệp do người có quyền sử dụng trước thực hiện.

Quyền của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp bị hạn chế bởi quyền của người sử dụng trước đối với kiểu dáng công nghiệp:

  • Trường hợp trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên (nếu có) của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp mà có người đã sử dụng hoặc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sử dụng kiểu dáng công nghiệp đồng nhất với kiểu dáng công nghiệp trong đơn đăng ký nhưng được tạo ra một cách độc lập (sau đây gọi là người có quyền sử dụng trước) thì sau khi văn bằng bảo hộ được cấp, người đó có quyền tiếp tục sử dụng kiểu dáng công nghiệp trong phạm vi và khối lượng đã sử dụng hoặc đã chuẩn bị để sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả tiền đền bù cho chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ.
  • Việc thực hiện quyền của người sử dụng trước kiểu dáng công nghiệp không bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp;
  • Người có quyền sử dụng trước kiểu dáng công nghiệp không được phép chuyển giao quyền đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển giao quyền đó kèm theo việc chuyển giao cơ sở sản xuất, kinh doanh nơi sử dụng hoặc chuẩn bị sử dụng kiểu dáng công nghiệp.
  • Người có quyền sử dụng trước không được mở rộng phạm vi, khối lượng sử dụng nếu không được chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp cho phép.

Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp phải thực hiện các nghĩa vụ nào?

Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả kiểu dáng công nghiệp

Căn cứ Điều 135 Luật Sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp có nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả theo thỏa thuận, trường hợp hai bên không có thỏa thuận thì mức thù lao trả cho tác giả quy định như sau:

  • 10% lợi nhuận trước thuế mà chủ sở hữu thu được do sử dụng kiểu dáng công nghiệp;
  • 15% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp trước khi nộp thuế theo quy định.

Đối với kiểu dáng công nghiệp là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước, chủ sở hữu trả thù lao cho tác giả theo mức như sau:

  • Từ 10% đến 15% lợi nhuận trước thuế mà chủ sở hữu thu được do sử dụng kiểu dáng công nghiệp;
  • Từ 15% đến 20% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp trước khi nộp thuế theo quy định.

Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp có nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả trong suốt thời hạn bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp.

Nghĩa vụ của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước

Căn cứ khoản 6 Điều 136a Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung 2015 tổ chức chủ trì được cấp văn bằng bảo hộ cho kiểu dáng công nghiệp có nghĩa vụ thực hiện các quyền sở hữu công nghiệp theo quy định, thực hiện các biện pháp bảo vệ, nộp báo cáo hằng năm cho cơ quan quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ về việc thực hiện quyền, biện pháp bảo vệ và việc phân chia lợi nhuận.

Thời hạn quyền và nghĩa vụ quyền chủ sở hữu đồng thời là tác giả

  • Quyền nhân thân của tác giả quy định tại khoản 2 Điều 122 của Luật Sở hữu trí tuệđược bảo hộ vô thời hạn.
  • Quyền nhận thù lao của tác giả quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật Sở hữu trí tuệđược bảo hộ trong suốt thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp chấm dứt trong trường hợp nào?

Hiệu lực văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp bị chấm dứt

Căn cứ Điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ, văn bằng bảo hộ bị chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau đâytrong các trường hợp sau đây:

  • Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp không nộp phí, lệ phí để duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ theo quy định;
  • Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp;
  • Chủ văn bằng bảo hộ không còn tồn tại hoặc đã chết mà không có người kế thừa hợp pháp.

Hủy bỏ văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Căn cứ Điều 96 Luật Sở hữu trí tuệ 2015, văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ hiệu lực trong các trường hợp sau đây:

  • Người nộp đơn đăng ký không có quyền đăng ký và không được người có quyền đăng ký chuyển nhượng quyền đăng ký đối với kiểu dáng công nghiệp;
  • Đối tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng các điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng bảo hộ hoặc đối tượng yêu cầu bảo hộ trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng.

Hành vi xâm phạm quyền của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp bị xử lý thế nào?

Hành vi xâm phạm quyền của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp

Căn cứ Điều 126 Luật Sở hữu trí tuệ, các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp:

  • Sử dụng kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu;
  • Sử dụng kiểu dáng công nghiệpmà không trả tiền đền bù.

Xử lý hành vi xâm phạm quyền của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp

Căn cứ Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 46/2024/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân có hành vi bán chào hàng, vận chuyển, kể cả quá cảnh, tàng trữ, trưng bày để bán hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp hoặc đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với cá nhân và 1.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với tổ chức, tùy thuộc vào giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm.

Đối với tổ chức, cá nhân có hành vi sử dụng kiểu dáng công nghiệp mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân và 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với tổ chức.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title