Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, khi mà các doanh nghiệp đang cạnh tranh gay gắt để thu được lợi nhuận thì dịch vụ logistics ngày càng chứng tỏ được vị trí quan trọng của mình. Theo luật thương mại 2005 thì có thể hiểu dịch vụ logistics là hoạt động của thương nhân, tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng. Đối với những doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực này có thể đăng ký bảo hộ thương hiệu cho dịch vụ mà mình cung cấp để phân biệt với dịch vụ của chủ thể khác và đồng thời làm tăng thêm uy tín đối với khách hàng.
Mẫu nhãn hiệu với kích thước lớn hơn 3×3 cm và nhỏ hơn 8×8 cm:
Mẫu nhãn hiệu có thể là dấu hiệu chữ, hình vẽ, hình ảnh hoặc sự kết hợp giữa các yếu tổ. Tuy nhiên, nhãn hiệu không được trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với quốc kỳ, quốc huy; tên cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị; tên của lãnh vụ, anh hùng dân tộc; không được trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được bảo hộ.
Danh mục hàng hóa dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu:
Theo quy định thì hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu phải được phân loại theo bảng phân loại quốc tế Nice. Đối với dịch vụ logistics, có một số hoạt động thuộc nhóm 39 bao gồm: Vận tải bằng tàu thuyền, Vận tải bằng ô tô, Vận tải hàng hoá (bằng đường thuỷ), Kho hàng hoá, Vận chuyển đồ đạc, Dịch vụ bốc dỡ, Hậu cần vận tải, Bao gói hàng hoá,…
Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (trường hợp khách hàng ủy quyền cho Công ty Luật Việt An thì tờ khai sẽ do người đại diện sở hữu công nghiêp của Luật Việt An ký);
Ủy quyền cho đại diện Công ty Luật Việt An nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.
Sau khi nộp, Đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu có thể được sửa đổi, bổ sung tuy nhiên phải thực hiệu trước khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc quyết định cấp văn bằng bảo hộ. Người nộp đơn có thể sửa đổi, bổ sung đơn; yêu cầu ghi nhận thay đổi về tên, địa chỉ của người nộp đơn; yêu cầu ghi nhận thay đổi người nộp đơn.
Lưu ý: Việc sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp không được mở rộng phạm vi đối tượng đã bộc lộ hoặc nêu trong đơn và không được làm thay đổi bản chất của đối tượng yêu cầu đăng ký nêu trong đơn, đồng thời phải bảo đảm tính thống nhất của đơn.
Xử lý đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu
Đơn đăng ký sẽ được Cục Sở hữu trí tuệ xét nghiệm trong vòng 13-18 tháng, gồm các giai đoạn: Thẩm định hình thức (1-2 tháng); Công bố Đơn trên Công báo (2 tháng); Thẩm định nội dung (9-12 tháng); Cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (1-2 tháng).
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực 10 năm kể từ ngày nộp đơn và có thể được gia hạn.
Gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ:
Mặc dù pháp luật không hạn chế số lần gia hạn bảo hộ đối với Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên, chủ văn bằng bảo hộ cần lưu ý một số vấn đề để văn bằng bảo hộ không bị chấm dứt hiệu lực:
Trong vòng 06 tháng trước ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực, chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải nộp đơn yêu cầu gia hạn cho Cục Sở hữu trí tuệ (có thể nộp muộn hơn thời hạn quy định nêu trên nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày văn bằng bảo hộ hết hiệu lực);
Nộp đầy đủ lệ phí gia hạn.
Quý khách hàng có thể sử dụng dịch vụ tra cứu nhãn hiệu của công ty Luật Việt An trước khi nộp Đơn để đánh giá được khả năng đăng ký thành công nhãn hiệu. Việc tra cứu bao gồm 02 bước: tra cứu sơ bộ và tra cứu chuyên sâu. Sau khi có kết quả tra cứu, Luật Việt An sẽ tư vấn phương án sửa đổi bổ sung nhãn hiệu hoặc đại diện cho Quý khách hàng thực hiện thủ tục nộp đơn.
Quý khách hàng có thể liên hệ với công ty Luật Việt An để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ thương hiệu nói riêng!