Đăng ký nhãn hiệu gây nhầm lẫn về phát âm

Theo quy định nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc; Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

Khả năng phân biệt của nhãn hiệu được thể hiện qua nhiều khía cạnh, trong đó có việc nhãn hiệu không trùng hoặc không gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đã đăng ký và được bảo hộ trước đó (hay còn gọi là đối chứng).

Để đánh giá dấu hiệu yêu cầu đăng ký nêu trong đơn có trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với đối chứng, cần phải so sánh về cấu trúc, cách phát âm (đối với dấu hiệu chữ), ý nghĩa (nội dung) và hình thức thể hiện của dấu hiệu (đối với cả dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình), đồng thời phải tiến hành so sánh sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu với sản phẩm, dịch vụ của đối chứng.

Nhãn hiệu đó gần giống với đối chứng về cách phát âm đến mức làm cho người tiêu dùng tưởng lầm rằng hai đối tượng đó là một hoặc đối tượng này là biến thể của đối tượng kia hoặc hai đối tượng đó có cùng một nguồn gốc thì sẽ gây ra sự tương tự.

Trường hợp dấu hiệu có cách viết khác nhau, nhưng do cách phát âm theo một trong những ngôn ngữ phổ biến ở Việt Nam giống nhau thì vẫn có thể gây ra sự tương tự.

Ví dụ:

SUNSEAT

và      SUNSIT

SERCUIT

và      SERKIT

Lưu ý:

– Trường hợp thành phần thông dụng đã cấp cho nhiều chủ khác nhau (ví dụ: CLARI) mà nhãn hiệu yêu cầu đăng ký tương tự gây nhầm lẫn với một/một số nhãn hiệu đã bảo hộ (có chứa thành phần này) mà phần kèm theo cũng phát âm tương tự thì cần từ chối bảo hộ (Ví dụ: CLARITRA và CLARITHRO).

– Trường hợp cấu trúc từ có khác nhau (thêm vào phụ âm/nguyên âm giống phụ âm/nguyên âm liền kề) thì khả năng tương tự là cao (Ví dụ: CEMMA và CEMAAR; EVIT và ENVIT).

– Trường hợp cấu trúc từ tương tự gây nhầm lẫn và dùng thêm gạch ngang (-) giữa các thành phần thì thường tương tự gây nhầm lẫn về kết cấu chữ và phát âm và cần từ chối (GIRL-OK tương tự gây nhầm lẫn với GYRLOK và GINLOK).

– Thường trong các dấu hiệu đa âm, hoặc các dấu hiệu tương đối dài thì các phần khác nhau trong đó không phải đều có giá trị ngang nhau. Sẽ tồn tại phần có tính phân biệt cao gọi là phần chủ yếu, và phần có tính phân biệt thấp là phần thứ yếu. Phần chủ yếu thường có tính độc đáo, phát âm đặc biệt (thường là các từ tự tạo – invented words). Sự trùng lặp các phần chủ yếu thường dẫn đến sự tương tự của dấu hiệu. Phần thứ yếu có thể là phần ít nhiều mang tính mô tả (ví dụ: New, Neo, Gold, Super…) hoặc các dấu hiệu ít khả năng phân biệt, hoặc do được sử dụng thường xuyên nên kém tính phân biệt (ví dụ: System, Club, Fashion…) cũng như các loại đuôi thường dùng (như: ol, in, ic, il…). Các phần thứ yếu tự mình không gây ra sự tương tự, nhưng cũng có thể làm tăng sự tương tự khi đi kèm với thành phần tương tự.

Trường hợp đặc biệt: Trường hợp hai dấu hiệu có nhiều ký tự trùng nhau, phát âm cũng tương tự nhau, nhưng nếu chúng có hai nghĩa rõ ràng, có thể phân biệt được với nhau, thì hai dấu hiệu đó vẫn có khả năng phân biệt.

Ví dụ:

THREE (số 3)       và      TREE (cây)

SEE (thấy)             và      SEA (biển)

Dịch vụ tư vấn nhãn hiệu của công ty luật Việt An

  • Tư vấn, tra cứu sơ bộ nhãn hiệu của doanh nghiệp nhằm xác định khả năng đăng ký bảo hộ của nhãn hiệu;
  • Tư vấn các dấu hiệu tương tự, trùng lặp, gây nhầm lẫn dẫn tới nhãn hiệu không được cấp văn bằng bảo hộ;
  • Tư vấn xác định nhóm, phân nhóm cho nhãn hiệu để tránh bị từ chối về mặt hình thức, nội dung trong quá trình xét nghiệm đơn nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Tư vấn phương án sửa đổi đăng ký nhãn hiệu để có khả năng đăng ký cấp văn bằng cho chủ sở hữu;
  • Tư vấn hướng dẫn thời điểm xác lập quyền đối với nhãn hiệu: Theo qui định của pháp luật Việt Nam và một số nước nhãn hiệu chỉ được xác lập quyền trênc ơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ độc quyền hoặc công nhận đăng ký quốc tế của Cục Sở hữu trí tuệ. Đây chính là nguyên tắc ưu tiên người đăng ký trước khác với luật sở hữu trí tuệ của Mỹ và một số quốc gia khác nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở chứng minh ưu tiên người sử dụng trước;
  • Tư vấn phạm vi bảo hộ của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: Quyền đối với nhãn hiệu nói riêng và quyền sở hữu trí tuệ nói chung được xác nhận phạm vi bảo hộ theo lãnh thổ quốc gia, tức là nhãn hiệu khi đăng ký bảo hộ tại quốc gia nào sẽ được bảo hộ tại quốc gia đó mà không phải cứ đăng ký một quốc gia đương nhiên được bảo hộ trên toàn thế giới. Do vậy, doanh nghiệp có nhu cầu kinh doanh sản phẩm dịch vụ của mình ở các quốc gia khác nhau cần tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của doanh nghiệp mình ở các quốc gia đó để hàng hóa, dịch vụ của mình không bị tranh chấp về việc sử dụng nhãn hiệu trong quá trình kinh doanh…
Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO