Kế toán là một hoạt động cần thiết và quan trọng tring các doanh nghiệp. Đối với các công ty lớn thì thường có phòng kế toán trong công ty. Nhưng những công ty vừa và nhỏ thường không thành lập bộ phận này mà thường sử dụng dịch vụ kế toán của các công ty kế toán. Do đó, các công ty kế toán dduwoj thành lập ngày càng nhiều trên thị trường. Để có được uy tín và thu hút khách hàng thì các công ty kế toán phải có cho mình một thương hiệu độc quyền. Để bảo vệ được thương hiệu đó, các công ty kế toán phải thực hiện đăng ký thương hiệu đó với Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyền sở hữu công nghiệp.
Để quý công ty có hiểu biết đúng nhất về trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu đối với dịch vụ kế toán, Luật Việt An xin hướng dẫn quý khách hàng trình tự thủ tục như sau:
Trước tiên, quý khách hàng cần phải phân nhóm đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm dịch vụ của mình. Trong hồ sơ đăng ký nhãn hiệu thì danh mục hàng hóa, dịch vụ là một trong những tài liệu bắt buộc và quan trọng nhằm xác định phạm vi bảo hộ nhãn hiệu.
Theo bảng phân nhóm Nice, các dịch vụ kế toán được phân vào nhóm 36: quản lý kinh doanh, quản lý giao dịch, hoạt động văn phòng.
Quý khách hàng thiết kế cho dịch vụ du lịch của mình một mẫu nhãn hiệu để đăng ký. Sau khi nhận mẫu nhãn hiệu của quý khách hàng, Luật Việt An sẽ hỗ trợ tra cứu sơ bộ nhãn hiệu (trong vòng 01 – 02 ngày). Tuy nhiên để có kết quả chính xác nhất về độ phân biệt của nhãn hiệu thì quý khách hàng phải thực hiện tra cứu tại Cục Sở hữu trí tuệ (có thu phí), Luật Việt An sẽ đại diện cho quý khách hàng làm thủ tục này.
Bước 1: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu có thể tự mình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc có thể ủy quyền thông qua đại diện của Luật Việt An. Đồng thời khi nộp đơn đăng ký, quý khách hàng tiến hành nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu và lấy chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu để nộp kèm với hồ sơ.
Kèm theo đơn đăng ký nhãn hiệu, quý khách hàng cần cung cấp đầy đủ các tài liệu sau:
Danh mục dịch vụ kế toán dự định đăng ký nhãn hiệu;
Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
ủy quyền cho Luật Việt An nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
01 mẫu nhãn hiệu (không nhỏ hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm);
Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.
Luật Việt An thay mặt quý khách hàng soạn thảo hồ sơ và nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền đăng ký nhãn hiệu.
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu
Đơn đăng ký nhãn hiệu được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tiếp nhận nếu có đủ các thông tin và tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều 108 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.
Sau khi tiếp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu, cơ quan quản lý nhà nước tiến hành xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu
Thời gian thẩm định hình thức là 01 – 02 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Giai đoạn 2: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu
Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp chấp nhận hợp lệ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 – 03 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ.
Giai đoạn 3: Thẩm định nội dung
Thời hạn thẩm định nội dung từ 06 tháng kể từ ngày công bố đơn. Trong thời gian thẩm định nội dung đơn, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp có quyền yêu cầu người nộp đơn giải thích nội dung đơn, cung cấp các thông tin thuộc phạm vi bản chất của đối tượng nêu trong đơn.
Bước 3: Cấp văn bằng bảo hộ và đăng bạ
Thời gian cấp văn bằng là 01-02 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng.
Lưu ý: Thời hạn bảo hộ đối với nhãn hiệu là 10 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể gia hạn (không giới hạn số lần), thời hạn gia hạn là 10 năm tiếp theo.
Trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, để đảm bảo hơn về nhãn hiệu dự định đăng ký, quý khách hàng có thể lựa chọn dịch vụ tra cứu của Luật Việt An bao gồm:
Tra cứu nhãn hiệu sơ bộ: Luật Việt An sẽ tiến hành tra cứu sơ bộ nhãn hiệu quý khách hàng cung cấp trong vòng 01 ngày kể từ ngày nhận được nhãn hiệu dự định đăng ký.
Tra cứu tại Cục Sở hữu trí tuệ: Luật Việt An sẽ thông qua đại diện của công ty để tra cứu nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ. Bước tra cứu này sẽ xác định được khả năng bảo hộ cao nhất của nhãn hiệu dự định đăng ký.