Cao su bao gồm hai dạng là cao su tự nhiên và cao su nhân tạo. Trong cuộc sống hằng ngày, cao su được ứng dụng rất nhiều, ví dụ như làm dây cao su, khuôn, vòng cao su, sợi cao su hay giày bằng cao su. Đối với những nhà sản xuất, kinh doanh loại sản phẩm này cần quan tâm đến vấn đề đăng ký nhãn hiệu để phân biệt với hàng hóa của các chủ thể kinh doanh khác.
Lợi ích mà việc đăng ký nhãn hiệu đem lại cho chủ sở hữu nhãn hiệu đó là các quyền tài sản như: Sử dụng, cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu; ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu của mình và định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp. Từ đó mà chủ sở hữu có thể bảo vệ được uy tín của mình và tránh thua lỗ do chủ thể kinh doanh khác có hành vi xâm phạm.
Phân nhóm nhãn hiệu cho sản phẩm cao su:
Chủ yếu các sản phẩm cao su thuộc vào Nhóm 17 (mủ cao su, khuôn cao su, vật liệu cao su để đắp lại lốp xe). Tuy nhiên, một số sản phẩm từ cao su cũng được xếp vào các nhóm khác như: Nhóm 23 (Sợi cao su dùng cho ngành dệt), Nhóm 25 (Giày cao su).
Chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
Tờ khai đăng ký;
Mẫu nhãn hiệu (với kích thước lớn hơn 3×3 cm và nhỏ hơn 8×8 cm);
Danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
Chứng từ nộp phí, lệ phí;
Trong trường hợp chủ sở hữu nhãn hiệu thực hiện thủ tục nộp đơn thông qua đại diện của công ty Luật Việt An thì cần bổ sung thêm văn bản uỷ quyền cho công ty Luật Việt An.
Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cần có thêm các giấy tờ sau:
Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;
Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);
Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
Theo dõi quá trình xét nghiệm đơn và cấp văn bằng bảo hộ:
Theo quy định của pháp luật thì từ khi đơn đăng ký nhãn hiệu được tiếp nhận đến khi có kết quả xét nghiệm cuối cùng phải mất từ 13-18 tháng. Cụ thể bao gồm các bước: thẩm định hình thức (1-2 tháng; Công bố Đơn trên Công báo (2 tháng); Thẩm định nội dung (9-12 tháng); Cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (1-2 tháng).
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm. Văn bằng bảo hộ không mặc nhiên được kéo dài hiệu lực mà chủ sở hữu nhãn hiệu phải thực hiện gia hạn trong thời gian pháp luật quy định và phải nộp lệ phí gia hạn.
Lưu ý:
Đối với những nhãn hiệu đã nộp đơn đăng ký bảo hộ nhưng đang trong giai đoạn xét nghiệm đơn, chưa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thì chủ sở hữu nhãn hiệu vẫn có thể sử dụng nhãn hiệu. Tuy nhiên, khi có xâm phạm, chủ sở hữu sẽ rất khó để bảo vệ quyền và lợi ích của mình bởi vì quyền sở hữu chỉ được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Chủ sở hữu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu Trong trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì quyền sở hữu nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định.