Đăng ký độc quyền thương hiệu tại tỉnh Vĩnh Phúc hay còn gọi đăng ký nhãn hiệu là thủ tục hành chính được thực hiện theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi và hợp nhất năm 2019 theo số 07/VBHN-VPQH, theo quy định tại Nghị định số 103/NĐ-CP/2006 và Thông tư số 01/2007/BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2007/NĐ-CP. Theo quy định thì đây là thủ tục hành chính không bắt buộc chủ nhãn hiệu phải thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu tuy nhiên thủ tục này lại có yếu tố vô cùng quan trọng trong việc xác lập quyền cho nhãn hiệu để bảo vệ cho quyền sở hữu cho mỗi nhãn hiệu tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Các lưu ý về nhãn hiệu:
Có 3 loại nhãn hiệu: Nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu thông thường;
Cơ quan có thẩm tiếp nhận đơn và thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu là Cục sở hữu trí tuệ;
Hình thức nộp hồ sơ: Chủ đơn có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại (i) Trụ sở chính Cục sở hữu trí tuệ tại Hà Nội, (ii) Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh, (iii) Văn phòng đại diện tại thành phố Đà Nẵng, hoặc nộp đơn qua đường bưu điện;
Nhãn hiệu có quyền ưu tiên cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đầu tiên, có nghĩa là người nộp đơn sớm nhất;
Chủ đơn của nhãn hiệu cần sử dụng dịch vụ tra cứu nhãn hiệu để nắm được tỷ lệ được cấp Văn bằng cao hơn;
Thủ tục đăng ký độc quyền thương hiệu
Thủ tục đăng ký độc quyền thương hiệu là thủ tục xác lập quyền cho thương hiệu thông qua việc nộp hồ sơ đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ cấp Văn bằng bảo hộ độc quyền. Thủ tục đăng ký độc quyền thương hiệu được thực hiện thông qua các bước như sau:
Bước 1: Lựa chọn thương hiệu đăng ký
Việc lựa chọn thương hiệu để có thể đăng ký thành công và được cấp văn bằng bảo hộ là điều vô cùng quan trọng. Theo đó, để đăng ký thành công thương hiệu độc quyền, người đăng ký cần lưu ý một số yếu tố sau khi lựa chọn thương hiệu đăng ký:
Tên riêng, hình ảnh riêng, hoặc tổng hợp ác yếu tố dùng làm thương hiệu, không trùng với các nhãn hiệu, thương hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ;
Không dùng tên nhãn hiệu, thương hiệu nổi tiếng dù khác lĩnh vực của mình của mình dự định đăng ký. Ví dụ, nhãn hiệu Samsung cho điện thoại, thiết bị điện, điện tử,.. nhưng bạn dù có kinh doanh dịch vụ y tế, cũng không thể lấy nhãn hiệu này làm thương hiệu của mình.
Không sử dụng tên thương mại của người khác, tên chỉ dẫn địa lý để đăng ký thương hiệu…
Bước 2: Tra cứu thương hiệu trước đăng ký
Trước khi tiến hành đăng ký thương hiệu độc quyền, người đăng ký nên tiến hành tra cứu khả năng đăng ký của thương hiệu với các nhãn hiệu đã được đăng ký nhằm xác định được khả năng cũng như có điều chỉnh phù hợp nhằm tăng khả năng đăng ký của nhãn hiệu độc quyền.
Tra cứu sơ bộ: Luật Việt An sẽ tư vấn, tra cứu sơ bộ miễn phí cho Quý khách hàng về mẫu thương hiệu định đăng ký.
Tra cứu chuyên sâu: Để nâng cao khả năng đăng ký nhãn hiệu, Luật Việt An nên tiến hành thủ tục tra cứu chuyên sâu trên cơ sở các cơ sở dữ liệu quản lý về nhãn hiệu để đánh giá khả năng bảo hộ của thương hiệu. Thủ tục tra cứu chuyên sâu sẽ mất phí độc lập, tuy nhiên không phải là cơ sở cấp hay không cấp văn bằng bảo hộ sau này.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thương hiệu
Luật Việt An sẽ hướng dẫn Quý khách hàng chuẩn bị hồ sơ theo quy định.
Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu
Luật Việt An sẽ đại diện cho Quý khách hàng nộp hồ sơ và theo dõi đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Bước 5: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc từ chối bảo hộ thương hiệu
Tài liệu khách hàng cần chuẩn bị để đăng ký độc quyền thương hiệu
Mẫu thương hiệu độc quyền: Đăng ký logo hình ảnh, đăng ký logo chữ hoặc kết hợp cả hai yếu tố chữ và hình;
Giấy uỷ quyền cho Luật Việt An để nộp hồ sơ đăng ký độc quyền thương hiệu (theo mẫu của Luật Việt An);
Danh mục các hàng hóa, dịch vụ kinh doanh của công ty, người đăng ký có thể sử dụng cho thương hiệu trong tương lai.
Dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ – Đại diện sở hữu trí tuệ Việt An: