Thời xưa, để chặn cửa ngăn ngừa kẻ gian và kẻ trộm vào nhà, người ta thường dùng các loại khóa cửa thô sơ hoặc tự chế như then của hoặc chốt cửa. Sau này, những bộ khóa cửa với chốt khóa được phát triển. Thời gian gần đây, với đà tiến bộ của khoa học kỹ thuật, có rất nhiều loại khóa cửa hiện đại và độ an toàn cao được ra đời như khóa thẻ mang từ trường, vân tay, điện tử, mật mã,… để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Khi lựa chọn một sản phẩm khóa của, người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến mẫu mã, hình dáng, cách dùng mà cái họ quan tâm nhất là độ an toàn của khóa cửa. Do đó, xu hướng người tiêu dùng thường lựa chọn các sản phẩm khóa có thương hiệu (nhãn hiệu) rõ ràng. Để có được chỗ đứng trên thị trường thì các cơ sở sản xuất cũng như kinh doanh cần phải đăng ký cho sản phẩm kháo cửa của mình một nhãn hiệu độc quyền.
Dưới đây Luật Việt An xin tư vấn quý khách hàng các thủ tục và lưu ý khi thực hiện đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm khóa cửa tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Trước tiên, quý khách hàng cần phải phân nhóm đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm dịch vụ của mình. Trong hồ sơ đăng ký nhãn hiệu thì danh mục hàng hóa, dịch vụ là một trong những tài liệu bắt buộc và quan trọng nhằm xác định phạm vi bảo hộ nhãn hiệu.
Theo bảng phân nhóm Nice, các sản phẩm khóa cửa được phân vào nhóm 06: sản phẩm kim loại không xếp trong các nhóm khác.
Quý khách hàng thiết kế cho sản phẩm khóa cửa của mình một mẫu nhãn hiệu để đăng ký. Sau khi nhận mẫu nhãn hiệu của quý khách hàng, Luật Việt An sẽ hỗ trợ tra cứu sơ bộ nhãn hiệu (trong vòng 1 ngày). Tuy nhiên để có kết quả chính xác nhất về độ phân biệt của nhãn hiệu thì quý khách hàng phải thực hiện tra cứu tại Cục Sở hữu trí tuệ (có thu phí), Luật Việt An sẽ đại diện cho quý khách hàng làm thủ tục này.
Sau khi tra cứu và thấy khả năng nhãn hiệu được bảo hộ cao thì Luật Việt An thay mặt quý khách hàng thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ. Trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm khóa cửa được tiến hành như sau:
Bước 1: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu có thể tự mình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc có thể ủy quyền thông qua đại diện của Luật Việt An. Đồng thời khi nộp đơn đăng ký, quý khách hàng tiến hành nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu và lấy chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu để nộp kèm với hồ sơ.
Kèm theo đơn đăng ký nhãn hiệu, quý khách hàng cần cung cấp đầy đủ các tài liệu sau:
Danh mục sản phẩm đồ nội thất dự định đăng ký nhãn hiệu;
Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
ủy quyền cho Luật Việt An nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
01 mẫu nhãn hiệu (không nhỏ hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm);
Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.
Luật Việt An thay mặt quý khách hàng soan j thảo hồ sơ và nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền đăng ký nhãn hiệu.
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu
Đơn đăng ký nhãn hiệu được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tiếp nhận nếu có đủ các thông tin và tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều 108 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.
Sau khi tiếp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu, cơ quan quản lý nhà nước tiến hành xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu
Đơn đăng ký nhãn hiệu được thẩm định hình thức để đánh giá tính hợp lệ của đơn bao gồm: các loại giấy tờ cần thiết; phân nhóm; phân loại đối tượng nêu trong đơn; quyền nộp đơn;… Trường hợp đơn đang ký hợp lệ thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền Sở hữu trí tuệ ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ hoặc thực hiện thủ tục cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận và Sổ đăng ký quốc gia về sỏ hữu công nghiệp. Trường hợp đơn đăng ký thuộc một trong các trường hợp tại khoản 2 Điều 109 Luật sở hữu trí tuệ thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra thông báo từ chối nêu rõ lý do.
Thời gian thẩm định hình thức là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Giai đoạn 2: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu
Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp chấp nhận hợp lệ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ.
Giai đoạn 3: Thẩm định nội dung
Đơn đăng ký nhãn hiệu được công nhận là hợp lệ thì sẽ được công bố đông thời cũng được thẩm định nội dung. Mục đích của thẩm định nội dung là để đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ cho các đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ và xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. Thời hạn thẩm định nội dung từ 06 tháng kể từ ngày công bố đơn. Trong thời gian thẩm định nội dung đơn, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp có quyền yêu cầu người nộp đơn giải thích nội dung đơn, cung cấp các thông tin thuộc phạm vi bản chất của đối tượng nêu trong đơn.
Bước 3: Cấp văn bằng bảo hộ và đăng bạ
Đơn đăng ký nhãn hiệu không thuộc các trường hợp từ chối cấp văn bằng bảo hộ quy định tại Khoản 1, khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 117 Luật Sở hữu trí tuệ và người nộp đơn nộp lệ phí thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận và Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.
Thời gian cấp văn bằng là 02-02 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng.
Lưu ý: Trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, để đảm bảo hơn về nhãn hiệu dự định đăng ký, quý khách hàng có thể lựa chọn dịch vụ tra cứu của Luật Việt An bao gồm:
Tra cứu nhãn hiệu sơ bộ: Luật Việt An sẽ tiến hành tra cứu sơ bộ nhãn hiệu quý khách hàng cung cấp trong vòng 01 ngày kể từ ngày nhận được nhãn hiệu dự định đăng ký.
Tra cứu tại Cục Sở hữu trí tuệ: Luật Việt An sẽ thông qua đại diện của công ty để tra cứu nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ. Bước tra cứu này sẽ xác định được khả năng bảo hộ cao nhất của nhãn hiệu dự định đăng ký.