Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm chè tại Yên Bái

Tỉnh là Yên Bái là trung tâm vùng núi, trung du phía Bắc. Phía bắc tiếp giáp tỉnh Lào Cai, Hà Giang, phía nam tiếp giáp tỉnh Sơn La, phía đông tiếp giáp tỉnh Tuyên Quang. Đây là vùng đất phù hợp với trồng chè từ lâu đời đặc biệt là chè cổ thụ Shan Tuyết, chè Tân Cương.

Yên Bái

Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm chè tại Yên Bái

Những thương hiệu chè nổi tiếng tại tỉnh Yên Bái:

  • Chè Shan Tuyết
  • Chè Tân Cương

Các tài liệu tối thiểu mà chủ đơn cần chuẩn bị đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm chè:

  •  02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN [Phần mô tả nhãn hiệu: mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt. Nếu nhãn hiệu có chứa chữ số không phải là chữ số ả-rập hoặc la-mã thì phải dịch ra chữ số ả-rập; phần Danh mục các hàng hoá/dịch vụ trong tờ khai phải được phân  nhóm phù hợp với bảng phân loại quốc tế về hàng hoá, dịch vụ (theo Thoả ước Nice lần thứ 11)]
  • 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc. Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm. Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ);
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:

  •  Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;
  • Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
  • Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
  • Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

Nhóm sản phẩm chè theo bảng phân loại quốc tế Ni-Xơ:

Sau khi tra cứu sơ bộ, nếu thấy có khả năng đăng ký đối với nhãn hiệu quý khách cung cấp thì Luật Việt An sẽ thông báo cho quý khách hàng biết để thực hiện các thủ tục tiếp theo. Luật Việt An hỗ trợ quý khách hàng phân loại sản phẩm chè theo bảng phân loại nhóm hàng hóa, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế NICE (điều bắt buộc phải làm khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu). Theo đó, sản phẩm chè được phân vào nhóm 30.

Trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm chè được tiến hành như sau:

Bước 1: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

Cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu có thể tự mình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc có thể ủy quyền thông qua đại diện của Luật Việt An. Đồng thời khi nộp đơn đăng ký, quý khách hàng tiến hành nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu và lấy chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu để nộp kèm với hồ sơ.

Kèm theo đơn đăng ký nhãn hiệu, quý khách hàng cần cung cấp đầy đủ các tài liệu sau:

  • Danh mục sản phẩm chè dự định đăng ký nhãn hiệu;
  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
  • Ủy quyền cho Luật Việt An nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
  • 01 mẫu nhãn hiệu (không nhỏ hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm);
  • Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu

Đơn đăng ký nhãn hiệu được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tiếp nhận nếu có đủ các thông tin và tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều 108 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.

Sau khi tiếp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu, cơ quan quản lý nhà nước tiến hành xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu

Đơn đăng ký nhãn hiệu được thẩm định hình thức để đánh giá tính hợp lệ của đơn bao gồm: các loại giấy tờ cần thiết; phân nhóm; phân loại đối tượng nêu trong đơn; quyền nộp đơn;… Trường hợp đơn đang ký hợp lệ thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền Sở hữu trí tuệ ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ hoặc thực hiện thủ tục cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận và Sổ đăng ký quốc gia về sỏ hữu công nghiệp. Trường hợp đơn đăng ký thuộc một trong các trường hợp tại khoản 2 Điều 109 Luật sở hữu trí tuệ thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra thông báo từ chối nêu rõ lý do.

Thời gian thẩm định hình thức là 01 – 02 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Giai đoạn 2: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu

Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp chấp nhận hợp lệ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 – 03 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ.

Giai đoạn 3: Thẩm định nội dung

Đơn đăng ký nhãn hiệu được công nhận là hợp lệ thì sẽ được công bố đông thời cũng được thẩm định nội dung. Mục đích của thẩm định nội dung là để đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ cho các đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ và xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. Thời hạn thẩm định nội dung từ 06 tháng kể từ ngày công bố đơn. Trong thời gian thẩm định nội dung đơn, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp có quyền yêu cầu người nộp đơn giải thích nội dung đơn, cung cấp các thông tin thuộc phạm vi bản chất của đối tượng nêu trong đơn.

Bước 3: Cấp văn bằng bảo hộ và đăng bạ

Đơn đăng ký nhãn hiệu không thuộc các trường hợp từ chối cấp văn bằng bảo hộ quy định tại Khoản 1, khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 117 Luật Sở hữu trí tuệ và người nộp đơn nộp lệ phí thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận và Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.

Thời gian cấp văn bằng là 01-02 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng.

Lưu ý: Thời gian bảo hộ nhãn hiệu là 10 năm kể từ ngày nộp đơn và được gia hạn không hạn chế số lần khi kết thúc thời hạn bảo hộ. trong thời gian bảo hộ, quý khách hàng thực hiện đóng phí bảo hộ duy trì. Trường hợp quý khách hàng không muốn sử dụng nhãn hiệu nữa thì có thể xin dừng hiệu lực nhãn hiệu.

Luật Việt An cung cấp các dịch vụ pháp ý liên quan đến dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, Qúy khách hàng có thắc mắc hoặc nhu cầu xin vui lòng liên hệ đến Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    100 câu hỏi liên quan đến đăng ký nhãn hiệu năm 2023, 2024

    100 câu hỏi liên quan đến đăng ký nhãn hiệu năm 2023, 2024

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18

    (Zalo, Viber, Whatsapp)
    hanoi@vietanlaw.vnSkype IconSkype Chat

    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Zalo, Viber, Whatsapp) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO