Đăng ký nhãn hiệu cho trường đại học, cao đẳng

Trong xu hướng xã hội hóa giáo dục hiện nay, các trường Đại học, Cao đẳng đều nhận thức được rằng việc xây dựng và khẳng định nhãn hiệu của trường học trong lĩnh vực đào tạo và giáo dục là một nhu cầu cần thiết, bởi nhãn hiệu góp phần quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một nhà trường. Xây dựng nhãn hiệu cũng là cách để nhà trường giới thiệu mình với người học, với các doanh nghiệp, làm cho người học biết, lựa chọn và sử dụng dịch vụ đào tạo do nhà trường cung cấp; giúp doanh nghiệp có sự tin cậy ñể liên kết, hợp tác ñào tạo và sử dụng nguồn nhân lực được đào tạo từ nhà trường. Nhãn hiệu là công cụ bảo vệ lợi ích của mọi tổ chức nói chung và của nhà trường nói riêng. Khi nhãn hiệu đã được đăng ký và cấp văn bằng bảo hộ với nhà nước thì chính nó đã trở thành một thứ tài sản vô giá. Việc sở hữu hợp pháp một nhãn hiệu cho phép nhà trường được độc quyền khai thác những lợi ích do nhãn hiệu đó mang lại.

Phân nhóm đăng ký nhãn hiệu cho trường học

Tùy nhóm ngành đào tạo và lĩnh vực đào và các hoạt động đi kèm mà các trường Đại học, Cao đẳng có thể lựa chọn nhóm nhãn hiệu để đăng ký cho nhãn hiệu của mình, tuy nhiên nhóm chủ lực của các trường nên đăng ký là nhóm 41. Theo đó, các trường có thể tham khảo các nhóm cần đăng ký như sau:

Nhóm 9

Thiết bị giảng dạy; thiết bị nghe nhìn dùng cho giảng dạy; xuất bản phẩm điện tử trực tuyến, tải xuống được; phần cứng máy tính; phần mềm máy vi tính đã được ghi; điện thoại thông minh; kính đeo mắt.

Nhóm 16

Sách; tạp chí [định kỳ]; sổ tay; xuất bản phẩm dạng in; lịch; phiếu; thẻ; danh thiếp; catalô; phong bì [văn phòng phẩm]; thiếp chúc mừng; áp phích quảng cáo; tranh in khắc; mẫu tờ khai, in sẵn; vật liệu để đóng sách; văn phòng phẩm; đồ dùng giảng dạy [trừ thiết bị giảng dạy]; bút [đồ dùng văn phòng]; giấy; tranh ảnh; bưu thiếp; ấn phẩm; dụng cụ viết; vật liệu dùng để viết.

Nhóm 18

Cặp đựng giấy tờ, tài liệu; cặp đựng tài liệu dùng cho hội nghị; ba lô; túi xách tay; ví nam; ví nữ; vali du lịch; ô; túi sách học viên; cặp học viên; ví đựng danh thiếp.

Nhóm 25

Quần áo; đồ đi chân; giày; dép; mũ; nón; đồ đội đầu; trang phục dùng trong các lễ hội hoá trang; trang phục dùng trong lễ tốt nghiệp của sinh viên; ca vát; đồng phục; khăn choàng; khăn quàng cổ; thắt lưng [trang phục].

Nhóm 35

Quảng cáo; hỗ trợ quản lý kinh doanh; tư vấn quản lý kinh doanh; tư vấn tổ chức và điều hành kinh doanh; đánh giá kinh doanh; hoạt động văn phòng; xử lý văn bản; tư vấn quản lý nhân sự; nghiên cứu thị trường; đàm phán hợp đồng kinh doanh cho người khác; đàm phán và ký kết giao dịch thương mại cho bên thứ ba; thăm dò dư luận; quan hệ công chúng; tuyển dụng nhân sự; dịch vụ sao chụp; cho thuê máy và thiết bị văn phòng (không gồm điện thoại và máy fax); dịch vụ thư ký; biên tập số liệu thống kê.

Nhóm 41

Giáo dục; đào tạo; giải trí; tổ chức các hoạt động thể thao và văn hoá; giảng dạy; trường đào tạo [giáo dục]; học viện [giáo dục]; khảo thí giáo dục; dịch vụ hướng dẫn, giảng dạy; tổ chức các cuộc thi [giáo dục và giải trí]; cung cấp thông tin trong lĩnh vực giáo dục; xuất bản sách; xuất bản văn bản [không bao gồm những bài quảng cáo]; tổ chức và điều hành hội thảo; tổ chức triển lãm cho mục đích văn hoá hoặc giáo dục; cung cấp xuất bản phẩm điện tử trực tuyến, không tải xuống được; dịch vụ câu lạc bộ sức khoẻ.

Nhóm 42

Nghiên cứu khoa học; kiểm soát chất lượng; dịch vụ tư vấn công nghệ thông tin; dịch vụ phòng thí nghiệm khoa học; cho thuê máy tính; cho thuê phần mềm máy tính.

Nhóm 43

Cho thuê chỗ ở tạm thời; dịch vụ nhà trọ; dịch vụ quán ăn tự phục vụ; dịch vụ căng tin; dịch vụ nhà hàng ăn uống; dịch vụ khách sạn; cho thuê phòng họp.

Một số nhãn hiệu trường Đại học, Cao đẳng đã đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

Nhãn hiệu trường Đại học Ngoại thương

Trường ĐH Ngoại thương – Foreign Trade University (FTU) là một trường đại học đào tạo và nghiên cứu đa ngành: kinh tế – kinh doanh – quản lý, truyền thông, khoa học xã hội và hành vi, ngôn ngữ, pháp luật, du lịch và khách sạn,… Hiện tại, nhà trường đang tiếp tục phát triển đào tạo thêm các nhóm ngành mới thuộc các lĩnh vực đã có và các ngành của các lĩnh vực mới như: công nghệ máy tính, báo chí và thông tin, văn hoá nghệ thuật….FTU Trường Đại Học Ngoại Thương FOREIGN TRADE UNIVERSITY, hình, lựa chọn đăng ký nhãn hiệu cho các nhóm dịch vụ: 35, 36, 39, 41, 42, 45.

Nhãn hiệu trường Đại học Luật Hà Nội

Trường Đại học Luật Hà Nội – Hanoi Law University (HLU) là trường đại học công lập trực thuộc Bộ tư pháp và dưới sự quản lý của nhà nước về giáo dục của Bộ giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Đây là ngôi trường đại học có quy mô đào tạo về ngành luật lớn nhất nước ta hiện nay với nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực pháp luật chất lượng cao cho đất nước. Đại học Luật Hà Nội lựa chọn đăng ký nhãn hiệu cho các nhóm hàng hóa, dịch vụ: 9, 16, 18, 25, 35, 41, 42, 43, 45

Nhãn hiệu trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội là trường ĐH đào tạo đa ngành về kỹ thuật được thành lập vào năm 1956. Với lịch sử đào tạo lâu đời, trường luôn được đánh giá là trường đại học top đầu về đào tạo kỹ thuật của Việt Nam. Đây là ngôi trường có khuôn viên lớn nhất trong có trường đại học khu vực nội thành Hà Nội với tổng diện tích lên đến 26 ha. Trường ĐH Bách khoa  cũng sở hữu thư viện điện tử Tạ Quang Bửu với diện tích 37.000m2 cùng hơn 600.000 cuốn sách và 130.000 đầu sách điện tử. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội lựa chọn đăng ký nhãn hiệu cho các nhóm hàng hóa, dịch vụ 41,42

Nhãn hiệu trường Đại học Hà Nội

Trường Đại học Hà Nội – Hanoi University (HANU) là một trong 2 cơ sở đào tạo và nghiên cứu ngoại ngữ cấp cử nhân và thạc sĩ, tiến sĩ lớn nhất Việt Nam. Đây là cở đào tạo công lập hệ đại học và sau đại học  đầu tiên tại Việt Nam về các chuyên ngành ngoại ngữ với bề dày lịch sử hơn 60 năm. HANU là đơn vụ đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực mảng ngoại ngữ với trình độ đại học và sau đại học cho tất cả các ngành nghề kinh tế – xã hội của đất nước; nâng cao và trau dồi ngoại ngữ cho sinh viên, nghiên cứu sinh, thực tập sinh học tập và làm việc tại nước ngoài hoặc trong các tổ chức kinh tế quốc tế; trang bị ngoại ngữ cho cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lý các bộ, ban ngành từ Trung ương đến địa phương. Trường ĐH Hà Nội lựa chọn đăng ký nhãn hiệu cho các nhóm hàng hóa, dịch vụ 41,42.

Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh University of Banking – HUB) là trường đại học công lập trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được thành lập từ ngày 16/12/1976. HUB có hơn 13.000 sinh viên đang theo học ở các bậc đào tạo từ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ với 7 ngành, hơn 40 chương trình đào tạo. Đội ngũ nhân sự của HUB với gần 500 cán bộ, giảng viên, nhân viên, trong đó có 18 Phó Giáo sư, 142 Tiến sĩ và 239 Thạc sĩ, vừa là các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà quản lý giàu kinh nghiệm, vừa là những thầy cô tận tâm với sinh viên. HUB có 03 cơ sở đào tạo với 02 cơ sở tại trung tâm Q1 TP. HCM và 01 cơ sở tại Thủ Đức có tổng diện tích lên đến hơn 11 hecta được đầu tư xây dựng khang trang, hiện đại.HUB thuộc nhóm 50 trường đại học và là 1 trong 2 trường thuộc khối kinh tế có công bố quốc tế tốt nhất Việt Nam (Dữ liệu Scopus, DTU Rerearch, 2019). Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh lựa chọn đăng ký nhãn hiệu cho các nhóm hàng hóa, dịch vụ 41.

Trường Đại học Tôn Đức Thắng

Trường Đại học Tôn Đức Thắng là trường công lập, được thành lập năm 1997, thuộc Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, hoạt động theo cơ chế tự chủ việc thu chi học phí. Trường đầu tư mạnh mẽ cho việc phát triển chương trình, cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, đào tạo, cùng với việc đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ và quốc tế hóa nhà trường. Trong những năm qua, TDTU luôn có những thành tựu khoa học công nghệ nằm trong nhóm các cơ sở nghiên cứu hàng đầu của Việt Nam. Đặc biệt, Trường Đại học Tôn Đức Thắng là một trong những thành viên sáng lập của Mạng lưới hợp tác đại học quốc tế (UCI) với 10 thành viên là những đại học lớn đến từ 9 quốc gia: Đan Mạch, Ba Lan, Đài Loan, Hà Lan, Bỉ, Ý, Cộng hòa Séc, Hàn Quốc và Việt Nam nhằm mục đích hợp tác, hỗ trợ phát triển hoạt động giáo dục và nghiên cứu. Trường Đại học Tôn Đức Thắng lựa chọn đăng ký nhãn hiệu cho các nhóm hàng hóa, dịch vụ 41, 42.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho trường Đại học, cao đẳng

Bước 1: Lựa chọn nhãn hiệu và sản phẩm, dịch vụ cho nhãn hiệu

  • Lựa chọn nhãn hiệu: Chọn mẫu nhãn hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ. Nhãn hiệu được lựa chọn không tương tự nhãn hiệu khác đã đăng ký, nhãn hiệu nổi tiếng.
  • Lựa chọn danh mục sản phẩm đăng ký: Bạn cần lựa chọn danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu theo hướng dẫn nêu trên. Phân nhóm sản phẩm, dịch vụ cần thực hiện theo Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu Ni-xơ.

Bước 2: Tra cứu nhãn hiệu

Để thực hiện việc tra cứu nhãn hiệu Quý khách hàng chỉ cần cung cấp cho Luật Việt An:

  • Mẫu nhãn hiệu;
  • Danh mục sản phẩm dịch vụ cần tra cứu và đăng ký.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký

  • Sau khi tra cứu chuyên sâu và nhãn hiệu được đánh giá là có khả năng đăng ký chủ đơn tiến hành nộp hồ sơ đăng ký.
  • Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ, thu lệ phí đăng ký tại Việt Nam: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Bước 4: Thẩm định hình thức đơn đăng ký

  • Thời hạn thẩm định hình thức đơn nhãn hiệu 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
  • Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…
  • Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.
  • Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Chủ đơn, đại diện chủ đơn tiến hành sửa đổi theo yêu cầu. Sau đó, tiến hành nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ và nộp lệ phí bổ sung nếu phân loại nhóm sai.

Bước 5: Công bố đơn

  • Thời hạn công bố đơn nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
  • Nội dung công bố đơn bao gồm: Các thông tin về đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ.

Bước 6: Thẩm định nội dung đơn

Thời hạn thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Bước 7: Nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ

Sau khi nhận được thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn tiến hành nộp lệ phí cấp bằng.

Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và nước ngoài vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ nhanh, chuyên nghiệp nhất với chi phí hợp lý nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO