Trong các công trình xây dựng, sàn nhà thường được lát bằng gạch hay những loại vật liệu dễ lau chùi, quét dọn. Hiện nay, ngày càng có nhiều loại vật liệu với những kiểu dáng, mẫu mã đa dạng, bắt mắt. Mỗi nhà sản xuất, kinh doanh loại mặt hàng này lại có những lựa chọn mang tính thẩm mỹ, ý tưởng khác nhau. Do đó, để bảo vệ sản phẩm của mình, các chủ sở hữu nên tiến hàng đăng ký nhãn hiệu cho vật liệu lát sàn. Quý khách hàng có thể tham khảo quy trình sau:
Mẫu nhãn hiệu với kích thước lớn hơn 3×3 cm và nhỏ hơn 8×8 cm:
Quý khách hàng có thể lựa chọn đăng ký nhãn hiệu màu hoặc đen trắng tùy theo nhu cầu. Tuy nhiên, theo thực tiễn bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam cho phép một nhãn hiệu đăng ký ở dạng đen-trắng có thể được sử dụng ở các dạng màu sắc khác nhau, miễn là vẫn giữ nguyên được các nội dung chữ/hình của nhãn hiệu và không xâm phạm quyền đối với một nhãn hiệu đen-trắng hoặc màu của người khác đã được đăng ký. Do vậy, Quý khách hàng nên ưu tiên đăng ký nhãn hiệu dưới dạng đen – trắng sẽ là tối ưu hơn.
Danh mục hàng hóa, dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu:
Theo bảng phân loại Nice thì vật liệu lát sàn thuộc nhóm 19, gồm: Tấm gỗ lát sàn; Ngói, đá lát sàn không bằng kim loại; Sàn lát, không bằng kim loại; ….
Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (trường hợp khách hàng ủy quyền cho Công ty Luật Việt An thì tờ khai sẽ do người đại diện sở hữu công nghiêp của Luật Việt An ký);
Ủy quyền cho đại diện Công ty Luật Việt An nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.
Lưu ý: Trước khi nộp đơn, chủ sở hữu có thể thực hiện tra cứu để biết được khả năng bảo hộ nhãn hiệu của mình (không bắt buộc). Quý khách có thể sử dụng dịch vụ của Công ty Luật Việt An về tra cứ sơ bộ và tra cứu chuyên sâu. Sau khi có kết quả tra cứu, Việt An sẽ tư vấn, đưa ra phương án sửa đổi, bổ sung nhãn hiệu cho Quý khách hàng trong trường hợp cần thiết hoặc nhanh chóng hoàn thiện và nộp hồ sơ trong thời gian sớm nhất.
Nộp đơn và theo dõi kết quả xét nghiệm đơn
Nơi tiếp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu đó là Cục Sở hữu trí tuệ. Quá trình xử lý đơn mất từ từ 13 – 18 tháng gồm: Giai đoạn thẩm định hình thức đơn; Công bố Đơn trên Công báo sở hữu công nghiệp; Giai đoạn thẩm định nội dung; Cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.
Lưu ý: Nhãn hiệu nếu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng (trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực) thì văn bằng bảo hộ bị chấm dứt hiệu lực.
Mọi thông tin liên quan đến dịch vụ đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được tư vấn cụ thể và chi tiết nhất.