Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm đường ăn

Đường là một gia vị không thể thiếu trong căn bếp. Vì vậy, việc chọn thương hiệu đường sạch và an toàn để sử dụng hàng ngày đang dần trở thành mối quan tâm lớn của các mẹ vì sức khoẻ cho cả gia đình. Nhiều tác giả, chủ sở hữu nhãn hiệu sản phẩm đường ăn lo ngại nguy cơ bị xâm phạm. Câu hỏi được nhiều khách hàng quan tâm là phải đăng ký nhãn hiệu như thế nào? Để giải đáp thắc mắc của quý khách hàng, công ty Luật Việt An đưa ra bài viết về đăng ký nhãn hiệu sản phẩm đường ăn dưới đây.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2022.
  • Nghị định số 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu (trade mark) theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): nhãn hiệu là “các dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau”.

Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam cũng đưa ra định nghĩa nhãn hiệu như sau: là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau ( khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ).

Phân nhóm đăng ký nhãn hiệu sản phẩm đường ăn

Nhóm 30: Đường; Nước mật đường.

Nhóm 35: Mua bán, xuất nhập khẩu đường ăn.

Đối tượng có quyền đăng ký nhãn hiệu đường ăn

Căn cứ theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ thì quyền đăng ký nhãn hiệu thì:

  • Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
  • Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
  • Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
  • Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
  • Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu.
  • Người có quyền đăng ký, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
  • Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

Một số nhãn hiệu liên quan đến sản phẩm đường ăn uy tín trên thị trường

Nhãn hiệu đường Biên Hòa

Hiện nay, sản phẩm của công ty đã trở thành sản phẩm quen thuộc, không thể thiếu trong sinh hoạt và trong sản xuất thực phẩm của đại bộ phận khách hàng. Việc duy trì xuất khẩu sang các nước Trung Đông, các nước Đông Nam Á đã đưa Đường Biên Hòa trở thành đơn vị xuất khẩu duy nhất trong ngành mía đường Việt Nam và có kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng nhanh.

Nhãn hiệu này được cấp ngày 27/11/2013 và đăng ký cho Nhóm 30 đường ăn.

Nhãn hiệu đường thốt nốt An Giang

Đường thốt nốt An Giang được chế biến hoàn toàn từ thành phần tự nhiên mà nguyên liệu chính yếu đó chính là loại nước ngọt được lấy thì đọt cây thốt nốt, do đó luôn đảm bảo về an toàn và chất lượng. Đường thốt nốt An Giang với những công dụng tuyệt vời được tin dùng và sử dụng phổ biến bởi an toàn và có hương vị đặc trưng.

Nhãn hiệu đường đen Dark Brown Sugar

Sản phẩm đường Đen Hàn Quốc Dark Brown Sugar có xuất xứ từ Hàn Quốc, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng tới tay người tiêu dùng.

Quy trình đăng ký nhãn hiệu sản phẩm đường ăn

Căn cứ Luật sở hữu trí tuệ và các văn bản liên quan thì việc thực hiện đăng ký nhãn hiệu cho đường ăn được thực hiện theo các bước sau:

  • Thứ nhất, chuẩn bị tài liệu, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu đáp ứng đầy đủ các giấy tờ cần thiết theo luật định;
  • Thứ hai, nộp hồ sơ đến Cục sở hữu trí tuệ với trụ sở chính tại thành phố Hà Nội và hai văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng;
  • Thứ ba, theo dõi quá trình thẩm định hồ sơ. Kịp thời trả lời bằng văn bản để có thể bổ sung và hoàn thiện hồ sơ khi có yêu cầu từ phía cơ quan chức năng;
  • Thứ tư, sau khi nhận được thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn tiến hành nộp lệ phí cấp bằng;
  • Thứ năm, nhận kết quả đăng ký nhãn hiệu.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm đường ăn

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm đường ăn bao gồm các tài liệu sau:

  • Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu làm theo mẫu số: 04-NH;
  • Mẫu nhãn hiệu (9 mẫu kèm theo, ngoài 1 mẫu được gắn trên Tờ khai);
  • Tài liệu chứng minh quyền đăng ký (giấy đăng ký kinh doanh, hợp đồng thỏa thuận, thư xác nhận, thư đồng ý, quyết định hoặc giấy phép thành lập, điều lệ tổ chức) (01 bản);
  • Giấy uỷ quyền cho Luật Việt An với vai trò là tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp;
  • Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn (01 bản);
  • Đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận còn phải có Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/ Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
  • Tài liệu khác:
    • Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);
    • Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;
    • Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
    • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Tuy nhiên, một đơn đăng ký nhãn hiệu thường không bao gồm tất cả những tài liệu nêu trên, quý khách cần xem xét trường hợp của mình đăng ký như thế nào để chuẩn bị các tài liệu sao cho phù hợp.

Lưu ý pháp lý của tờ khai đăng ký nhãn hiệu

  • Mỗi tờ khai đăng ký nhãn hiệu chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ;
  • Mọi tài liệu của tờ khai đăng ký nhãn hiệu đều phải được làm bằng tiếng Việt. Đối với các tài liệu được làm bằng ngôn ngữ khác phải được dịch ra tiếng Việt;
  • Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ,một cách rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xoá, không sửa chữa; trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn có thể sửa chữa các lỗi đó,nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có) của người nộp đơn;
  • Thuật ngữ dùng trong tờ khai đăng ký nhãn hiệu phải là thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo). Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam;

Thẩm quyền, thời gian đăng ký nhãn hiệu sản phẩm đường ăn

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Thời hạn công bố đơn nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.

Từ 09 tháng đến 10 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ thì có thông báo dự định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và chủ đơn phải nộp lệ phí cấp văn bằng theo quy định. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đường ăn có hiệu lực 10 năm, có giá trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam hoặc nước ngoài, xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO