Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm ổn áp

Ổn áp là thiết bị điện dùng giúp cho các thiết bị điện được hoạt động ổn định và tránh làm giảm tuổi thọ. Vậy nên nhu cầu sửa dụng ổn áp khá lớn và nhiều doanh nghiệp lựa chọn kinh doanh sản phẩn này. Tuy nhiên, việc hàng giả hàng nhái tăng cao làm nhiều khách hàng nghi ngại và khiến cho nhiều doanh nghiệp chịu tổn thất. Việc đăng ký nhãn hiệu trở lên cần thiết để tăng khả năng cạnh tranh, tăng độ nhận diện với khách hàng và đảm bảo uy tín. Nhưng nhiều khách hàng không nắm rõ cách thức đăng ký nhãn hiệu. Để giải đáp thắc mắc của quý khách hàng, Công ty Luật Việt An xin đưa ra bài viết đăng ký nhãn hiệu sản phẩm ổn áp sau đây.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Căn cứ pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019, 2022.
  • Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
  • Thông tư số 263/2016/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 31/2020/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp

Nhãn hiệu sản phẩm ổn áp là gì?

Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam đưa ra định nghĩa nhãn hiệu tại khoản 16 Điều 4 như sau: là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Ổn áp là thiết bị điện có khả năng biến đổi điện áp đưa dòng điện có điện áp cao hoặc thấp về mức ổn định (220V – 110V) dựa vào nguyên lý cảm ứng điện từ. Theo đó, nhãn hiệu sản phẩm ổn áp là dấu hiệu để phân bị thiết bị điện có khả năng biến đổi điện áp của tổ chức, cá nhân này với tổ chức cá nhân khác.

Phân nhóm đăng ký

Nhãn hiệu sản phẩm ổn áp được phân vào các nhóm sau:

Nhóm 9: Máy ổn áp, máy biến thế; Thiết bị và dụng cụ dùng để truyền dẫn, chuyển mạch, biến đổi, tích, điều chỉnh hoặc điều khiển sự phân phối hoặc sử dụng năng lượng điện.

Nhóm 35: Mua bán, xuất nhập khẩu các sản phẩm máy ổn áp.

Nhóm 37: Dịch vụ lắp đặt và sửa chữa máy ổn áp.

Ví dụ:

Công ty Cổ phần Ổn Áp Biến Áp Standa Việt Nam đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm ổn áp Standa với thông tin như sau:

  • Chủ đơn: Công ty Cổ phần Thương mại và Sản xuất Resun. Số 34 – 36 phố Vĩnh Hưng, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội.
  • Nộp đơn ngày 25/04/2015, được cấp ngày 07/05/2018 và có hiệu lực 10 năm kể từ ngày cấp.
  • Số đơn: 4-2015-10280
  • Phạm vi bảo hộ: Nhãn hiệu được bảo hộ tổng thể, không bảo hộ riêng “S”
  • Loại nhãn hiệu: Bình thường.
  • Sản phẩm được phân vào Nhóm 09: Máy ổn áp, máy biến thế.

Thủ tục đăng ký

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm các tài liệu sau đây:

  • 02 Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trong đó phải có Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu) làm theo mẫu số 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 65/2023/NĐ-CP;
  • 05 Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
  • 01 Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
  • 01 Chứng từ nộp phí, lệ phí trong trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ;
  • 01 Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
  • 01 Tài liệu chứng minh quyền sử dụng/đăng ký nhãn hiệu chứa các dấu hiệu đặc biệt (tên, biểu tượng, cờ, huy hiệu, của cơ quan, tổ chức, dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành, tên nhân vật, hình tượng, tên thương mại, chỉ dẫn xuất xứ, giải thưởng, huy chương, hoặc ký hiệu đặc trưng của sản phẩm, dấu hiệu thuộc phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghệ của người khác)
  • Giấy Ủy quyền cho đại diện Công ty Luật Việt An nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.

Quy trình đăng ký

Bước 1: Nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam và nộp lệ phí đăng ký

  • Cá nhân, tổ chức có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp.
  • Cá nhân, tổ chức có thể nộp đơn thông qua hệ thống bưu điện đến trụ sở của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc Văn phòng đại diện Cục sở hữu trí tuệ.
  • Cá nhân, tổ chức có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.

Bước 2: Thẩm định hình thức và nội dung đơn đăng ký

Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký nhãn hiệu được xem xét theo trình tự sau:

  • Thẩm định hình thức: 01 tháng
  • Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ
  • Thẩm định nội dung: không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn

Bước 3: Thông báo dự định cấp/ từ chối cấp văn bằng

Kết thúc thời gian thẩm định nội dung, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và ghi rõ lý do.

Bước 4: Nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Sau khi có thông báo dự định cấp văn bằng, người nộp đơn nộp lệ phí cấp văn bằng nhãn hiệu. Cục Sở hữu trí tuệ cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu trong thời gian 01-02 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Lệ phí đăng ký nhãn hiệu sản phẩm ổn áp

Mức biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp được quy định chi tiết tại Thông tư 263/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính, quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.

Lệ phí đăng ký 01 nhãn hiệu bao gồm các khoản phí được quy định cụ thể như sau:

Tên phí, lệ phí Số tiền (VND)
Lệ phí nộp đơn 150.000
Phí công bố đơn 120.000
Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định

Từ sản phẩm / dịch vụ thứ 7 trở đi trong 1 nhóm, phải nộp bổ sung

180.000

+30.000

Phí thẩm định đơn

Từ nhóm hàng hóa/ dịch vụ thứ 7 trở đi phải nộp bổ sung cho mỗi nhóm tăng thêm

550.000

+120.000

Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (mỗi đơn/yêu cầu) (nếu có) 600.000
Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Đối với đơn nhãn hiệu có trên 01 nhóm sản phẩm/dịch vụ, từ nhóm thứ 2 trở đi phải nộp thêm cho mỗi nhóm

120.000

+100.000

Lệ phí đăng bạ 120.000

Trong trường hợp sau khi thẩm định hình thức, Cục Sở hữu trí tuệ ra Công văn về kết quả thẩm định hình thức yêu cầu chỉnh sửa phần mô tả nhãn hiệu hoặc chỉnh sửa lại nhóm sản phẩm, dịch vụ, thì trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký công văn, người nộp đơn cần sửa chữa các thiếu sót và bổ sung 160.000 VNĐ phí thẩm định yêu cầu sửa đổi.

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm ổn áp của Đại diện Sở hữu công nghiệp Việt An

  • Tư vấn tăng khả năng bảo hộ nhãn hiệu.
  • Tư vấn giảm thiểu rủi ro liên quan đến quá trình đăng ký và rút đơn đăng ký nhãn hiệu.
  • Đại diện khách hàng tiến hành thủ tục nộp đơn, theo dõi và phản hồi quá trình đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.
  • Đại diện khách hàng soạn thảo hồ sơ rút đơn đăng ký nhãn hiệu theo yêu cầu.
  • Nhận kết quả và trao lại cho khách hàng Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được cấp.

 Quý khách hàng có nhu đăng ký nhãn hiệu sản phẩm ổn áp, xin vui lòng liên hệ Công ty Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO