Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm ống nhựa

Với đặc tính chống ăn mòn và thích hợp sử dụng trong các khu công nghiệp, nhà cao tầng, văn phòng, khách sạn, bệnh viện và nhiều ứng dụng khác, sản phẩm ống nhựa ngày càng được sử dụng phổ biến trong ngành điện nước nhờ vào những tính năng của nó mang lại. Với mỗi thương hiệu ống nhựa khác nhau sẽ có nhiều đặc điểm khác biệt. Vì vậy, các doanh nghiệp cũng cần chú trọng đến tới việc bảo hộ nhãn hiệu cũng như sự uy tín khi kinh doanh. Để giải quyết vấn đề và thắc mắc của Qúy khách hàng, công ty Luật Việt An sẽ trình bày các vấn đề liên quan đến việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm ống nhựa trong bài viết dưới đây.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Căn cứ pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009, 2019, 2022;
  • Nghị định số 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;
  • Quyết định số 3675/QĐ-BKHCN về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Sản phẩm ống nhựa là gì?

“Ống nhựa” là một thuật ngữ mô tả các sản phẩm được làm từ nhựa, một loại chất liệu polymer. Có nhiều loại ống nhựa được sử dụng cho các mục đích khác nhau trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Ống nước nhựa thường được sử dụng trong hệ thống cấp nước và thoát nước trong xây dựng, trong hệ thống điện để bảo vệ và định hình dây điện hoặc trong ngành công nghiệp hóa chất và nông nghiệp để hút và xả các chất lỏng.

Phân loại nhóm đăng ký nhãn hiệu sản phẩm ống nhựa

Theo Bảng phân loại Nice phiên bản 12-2024 được áp dụng tại Việt Nam từ ngày 01 tháng 01 năm 2024, khi nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, cần phải xác định cụ thể sản phẩm, dịch vụ mà nhãn hiệu đi kèm. Cụ thể đăng ký sản phẩm ống nhựa chủ yếu thuộc:

Nhóm 17: Ống mềm phi kim loại; ống nhựa mềm và các vật nối ống không làm bằng kim loại bao gồm: miếng đệm (gioăng) dùng cho ống dẫn, ống bao nối (măng sông) ống dẫn không bằng kim loại (ống mềm); mối nối ống không bằng kim loại; ống nước mềm.

Nhóm 19: Ống cứng phi kim loại dùng cho xây dựng; ống nước phi kim loại (ống cứng); vật liệu xây dựng phi kim loại.

Nhóm 35: Mua bán, xuất nhập khẩu các loại: Van ống nước, ống mềm phi kim loại; ống nhựa và các vật nối không làm bằng kim loại bao gồm: miếng đệm (gioăng) dùng cho ống dẫn, ống bao nối (măng sông), ống dẫn (không bằng kim loại); đoạn ống nối (không bằng kim loại ); ống nước mềm, ống cứng phi kim loại dùng cho xây dựng; ống nước phi kim loại; vật liệu xây dựng phi kim loại.

Ví dụ nhãn hiệu ống nhựa đã được đăng ký tại Việt Nam

Ống nhựa Hoa Sen – thương hiệu ống nhựa nổi tiếng của Tập đoàn Hoa Sen nằm trong Top các doanh nghiệp dẫn đầu thị trường ống nhựa cả nước. Sản phẩm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu vào ngày 19/01/2021 và được cấp vào ngày 29/12/2023, ngày hết hạn vào 19/01/2031 với số đơn VN-4-2021-02354. Loại nhãn hiệu thông thường và được bảo hộ tổng thể với một số thông tin cụ thể về nhãn hiệu như sau:

  • Chủ văn bằng: Công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen
  • Địa chỉ: Số 9, đại lộ Thống Nhất, khu công nghiệp Sóng Thần II, phường Dĩ An, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương
  • Phân loại sản phẩm/ dịch vụ (Nice):
  • Nhóm 1: Chế phẩm để tinh luyện thép; hạt nhựa (nguyên liệu nhựa chưa gia công, chế biến); chế phẩm hoàn thiện kim loại dùng trong sản xuất thép.
  • Nhóm 6: Hợp kim của kim loại thường; thép cán thô (luyện kim); tấm lợp bằng hợp kim nhôm, kẽm, bằng thép mạ kẽm (tôn kẽm); tấm lợp bằng kẽm phủ sơn (tôn màu); xà gồ thép, xà gồ kim loại mạ kẽm; ống thép đen, ống thép mạ kẽm và mạ các kim loại khác;…
  • Nhóm 7: Thiết bị mạ kẽm; thiết bị tráng kẽm; máy cán thép; máy cắt tôn; máy công cụ.
  • Nhóm 11: Phụ kiện bồn tắm; đèn để sàn; bể phun, két phun nước; vòi phun nước và vòi phun nước để trang trí; chụp đèn; đèn; bóng đèn; bóng đèn điện; vòi khóa cho ống và đường ống dẫn; chậu rửa tay (bồn rửa tay); thiết bị hong khô tay.
  • Nhóm 17: ống nhựa mềm.
  • Nhóm 19: Vật liệu xây dựng phi kim loại; tấm trần bằng nhựa; ống nhựa cứng dùng trong xây dựng; cửa nhựa.
  • Nhóm 20: Bàn; ghế; giường; tủ; khay; khay vận chuyển hàng (pallet) (tất cả các sản phẩm này bằng nhựa, chất dẻo hoặc bằng gỗ).
  • Nhóm 35: Mua bán hợp kim của kim loại thường, thép cán thô (luyện kim, tấm lợp bằng hợp kim nhôm kẽm, bằng thép mạ kẽm (tôn kẽm), tấm lợp bằng kẽm phủ sơn (tôn màu),…
  • Nhóm 36: Tư vấn quản lý tài chính; dịch vụ tài trợ, tài trợ tài chính; dịch vụ thuê và cho thuê bất động sản; môi giới bất động sản; quản lý bất động sản; quản lý tài chính ngân hàng, chứng khoán.
  • Nhóm 37: Xây dựng công nghiệp và dân dụng; xây dựng nhà cửa, đường sá, cầu cống, bến cảng, bến tàu.
  • Nhóm 39: Dịch vụ cho thuê kho; dịch vụ vận tải hàng hóa; vận tải đường sông và vận tải hàng hải; dịch vụ du lịch lữ hành quốc tế và nội địa; dịch vụ cho thuê cầu cảng; dịch vụ bốc xếp hàng hóa.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm ống nhựa

Giống như các sản phẩm khác tại Việt Nam, các sản phẩm ống nhựa được đăng ký nhãn hiệu theo trình tự sau:

Bước 1: Tiếp nhận đơn Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Bước 2: Thẩm định hình thức đơn Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không (Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn

Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;

Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.

Bước 3: Công bố đơn Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
Bước 4: Thẩm định nội dung đơn Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;

Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

Bước 6: Nộp lệ phí Trong trường hợp đối tượng bảo hộ đáp ứng được các yêu cầu về đăng ký nhãn hiệu thì sau khi nhận được thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn tiến hành nộp lệ phí cấp bằng.

Yêu cầu về hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Tại Điều 100, 105 của Luật Sở hữu trí tuệ và Phụ lục I của Nghị định số 65/2023/NĐ-CP cùng Quyết định số 3675/QĐ-BKHCN quy định hồ sơ chủ yếu bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
  • 01 mẫu nhãn hiệu (không nhỏ hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm);
  • Danh mục sản phẩm, dịch vụ dự định đăng ký nhãn hiệu;
  • Giấy Ủy quyền cho đại diện Công ty Luật Việt An nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
  • Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.

Lưu ý: Phí đăng ký nhãn hiệu được tính dựa trên số nhóm và số sản phẩm trong mỗi nhóm được chỉ định trong đơn nên một nhãn hiệu đăng ký nhiều nhóm hoặc nhiều sản phẩm trong một nhóm thì phí sẽ cao hơn.

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm ống nhựa của Luật Việt An

  • Tư vấn pháp luật về thủ tục và điều kiện đăng ký nhãn hiệu;
  • Tư vấn tính khả thi khi đăng ký nhãn hiệu;
  • Tra cứu sơ bộ khả năng đăng ký nhãn hiệu;
  • Tra cứu nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ – Chi phí độc lập;
  • Đại diện đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng trong quá trình đăng ký nhãn hiệu;
  • Soạn thảo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu;
  • Nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Đại diện cho khách hàng trong toàn bộ quá trình xác lập quyền và phúc đáp công văn trao đổi với Cục Sở hữu trí tuệ về việc đăng ký nhãn hiệu;
  • Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Mọi thông tin liên quan đến đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm ống nhựa, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hướng dẫn cụ thể !

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO