Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc đăng ký nhãn hiệu tập thể không chỉ là biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mà còn là công cụ khẳng định chất lượng và uy tín sản phẩm/dịch vụ của một tổ chức, cộng đồng hay hiệp hội. Nhãn hiệu tập thể giúp kết nối các thành viên trong cùng một tập thể, tạo niềm tin cho người tiêu dùng và nâng cao giá trị thương hiệu trên thị trường. Vậy thủ tục đăng ký nhãn hiệu tập thể cần thực hiện như thế nào? Hồ sơ, chi phí và thời gian đăng ký ra sao? Bài viết dưới đây Luật Việt An sẽ làm rõ theo pháp luật hiện hành.
Nhãn hiệu tập thể là gì?
Theo khoản 17 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2022) quy định:
“Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó”.
Đặc điểm của nhãn hiệu tập thể:
Sử dụng chung cho các thành viên thuộc cùng một tổ chức/tập thể.
Có quy chế sử dụng nhãn hiệu cụ thể.
Ví dụ: Các sản phẩm nông sản địa phương, làng nghề truyền thống (VD: St Gạo Thơm Soctrang fragrant rice, hình, Silk Lụa Tân Châu, hình; Nếp Phú Tân, hình; Gốm Bát Tràng,…).
Những lợi ích khi đăng ký nhãn hiệu tập thể bao gồm
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho tập thể và các thành viên.
Nâng cao giá trị thương hiệu và khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Hỗ trợ quản lý và kiểm soát chất lượng sản phẩm/dịch vụ của các thành viên.
Tăng cường niềm tin của người tiêu dùng với sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tập thể
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký
Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
Mẫu nhãn hiệu với kích thước lớn hơn 3×3 cm và nhỏ hơn 8 x8 cm;
Danh mục hàng hóa dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu;
Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (trường hợp khách hàng ủy quyền cho Công ty Luật Việt An thì tờ khai sẽ do người đại diện sở hữu công nghiêp của Luật Việt An ký);
Ủy quyền cho đại diện Công ty Luật Việt An nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.
Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể. Quy chế cần có các nội dung sau:
Tên, địa chỉ, căn cứ thành lập và hoạt động của tổ chức tập thể là chủ sở hữu nhãn hiệu;
Các tiêu chuẩn để trở thành thành viên của tổ chức tập thể;
Danh sách các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng nhãn hiệu;
Các điều kiện sử dụng nhãn hiệu;
Biện pháp xử lý hành vi vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu.
Bản thuyết minh về tính chất,chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);
Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc các Văn phòng đại diện của Cục
Nộp trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ (Hà Nội) hoặc văn phòng đại diện tại TP.HCM, Đà Nẵng hoặc nộp qua đường bưu điện.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Thẩm định hình thức: Kiểm tra tính hợp lệ về hình thức của hồ sơ (thời gian 1 – 2 tháng).
Công bố đơn đăng ký: Đơn hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong vòng 2 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn.
Thẩm định nội dung: Đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu tập thể (thời gian từ 9 – 12 tháng).
Bước 4: Ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ
Nếu nhãn hiệu đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể.
Trường hợp hồ sơ không đáp ứng, Cục sẽ thông báo lý do và yêu cầu bổ sung/sửa đổi.
Bước 5: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể và ghi nhận thông tin vào sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu.
Sau khi Cục Sở hữu trí tuệ hoàn tất quá trình thẩm định nội dung và đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu, Cục sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ nếu nhãn hiệu tập thể nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện.
Chi phí và thời gian đăng ký nhãn hiệu tập thể
Chi phí đăng ký nhãn hiệu tập thể
Phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu: 150.000 đồng/đơn
Phí thẩm định nội dung đơn: 550.000 đồng/1 nhóm sản phẩm/dịch vụ
Phí công bố đơn đăng ký nhãn hiệu: 120.000 đồng/đơn
Phí tra cứu thông tin phục vụ thẩm định: 180.000 đồng/1 nhóm sản phẩm/dịch vụ.
Phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: 120.000 đồng/nhãn hiệu
Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ thông thường khoảng 12 – 18 tháng kể từ khi có chấp nhận đơn hợp lệ. Cụ thể:
Thời hạn thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…
Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.
Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Doanh nghiệp tiến hành sửa đổi theo yêu cầu và nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ
Thời hạn công bố đơn đăng ký nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.
Thời hạn thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Cục sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu từ đó đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã đăng ký.
Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Doanh nghiệp xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu, đồng thời đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của doanh nghiệp.
Thời hạn cấp văn bằng: 02-03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng. Sau khi có quyết định cấp văn bằng, Doanh nghiệp nộp lệ phí vấp văn bằng và lấy văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
Dịch vụ tư vấn nhãn hiệu của Công ty luật Việt An về đăng ký nhãn hiệu
Tư vấn pháp luật về thủ tục và điều kiện đăng ký nhãn hiệu;
Tư vấn tính khả thi khi đăng ký nhãn hiệu;
Tra cứu sơ bộ khả năng đăng ký nhãn hiệu;
Tư vấn hưởng quyền ưu tiên, ngày ưu tiên cho khách hàng khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu;
Tra cứu chính thức nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ (CSHTT) – Chi phí độc lập;
Đại diện đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng trong quá trình đăng ký nhãn hiệu;
Soạn thảo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu;
Nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình đăng ký, xét nghiệm đơn tại CSHTT;
Đại diện cho khách hàng trong toàn bộ quá trình xác lập quyền và phúc đáp công văn trao đổi với CSHTT về việc đăng ký nhãn hiệu;
Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Trên đây là toàn bộ nội dung về Đăng ký nhãn hiệu tập thể của Luật Việt An, quý khách hàng có nhu cầu về tư vấn vui lòng liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất!