Đánh giá khả năng phân biệt của dấu hiệu yêu cầu đăng ký nhãn hiệu

Để đánh giá dấu hiệu yêu cầu đăng ký nêu trong đơn có trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với đối chứng, thẩm định viên cần so sánh về cấu trúc, cách phát âm (đối với dấu hiệu chữ), ý nghĩa (nội dung) và hình thức thể hiện của dấu hiệu (đối với cả dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình), đồng thời phải tiến hành so sánh sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu với sản phẩm, dịch vụ của đối chứng.

1. Dấu hiệu trùng với đối chứng: dấu hiệu bị coi là trùng với đối chứng nếu dấu hiệu đó giống hệt đối chứng về cấu trúc, ý nghĩa (nội dung) và hình thức thể hiện.

2. Dấu hiệu bị coi là tương tự gây nhầm lẫn với đối chứng nếu:

2.1. Dấu hiệu đó gần giống với đối chứng về cấu trúc và/hoặc cách phát âm và/hoặc ý nghĩa (nội dung) và/hoặc hình thức thể hiện đến mức làm cho người tiêu dùng tưởng lầm rằng hai đối tượng đó là một hoặc đối tượng này là biến thể của đối tượng kia hoặc hai đối tượng đó có cùng một nguồn gốc.

2.2. Một dấu hiệu bị coi là tương tự về cấu trúc so với đối chứng nếu trong cấu trúc của dấu hiệu đó có chứa toàn bộ hoặc phần chủ yếu của đối chứng và toàn bộ hoặc phần chủ yếu của đối chứng bị chứa trong cấu trúc đó lại tạo thành phần chủ yếu của dấu hiệu (Nghĩa là: dấu hiệu được tạo thành bởi việc thêm những phần mới là thứ yếu vào đối chứng hoặc vào phần chủ yếu của đối chứng; hoặc bằng cách loại bỏ phần thứ yếu khỏi đối chứng; hoặc thay đổi phần thứ yếu của đối chứng).

2.3. Một dấu hiệu bị coi là tương tự về nghĩa so với đối chứng nếu dấu hiệu và đối chứng, hoặc nếu phần chủ yếu của dấu hiệu và đối chứng có cùng nội dung, diễn đạt cùng một đối tượng (sự vật, hiện tượng, khái niệm …), hoặc diễn đạt hai đối tượng tương tự nhau.

2.4. Một dấu hiệu bị coi là tương tự về hình thức thể hiện so với đối chứng nếu toàn bộ hoặc phần chủ yếu của dấu hiệu và toàn bộ hoặc phần chủ yếu của đối chứng được trình bày theo cùng một phong cách, trong đó màu sắc của dấu hiệu/đối chứng được coi là một yếu tố của phong cách trình bày.

2.5. “Phần chủ yếu của dấu hiệu/đối chứng” được hiểu là một hoặc một số yếu tố kết hợp với nhau, tạo thành một bộ phận của dấu hiệu/đối chứng, có ảnh hưởng lớn nhất đến khả năng cảm nhận của người tiêu dùng, có tác dụng gây ấn tượng cho người tiêu dùng khi tiếp xúc với hàng hoá, dịch vụ. Dấu hiệu/đối chứng có thể bao gồm hai hoặc một số phần chủ yếu;

2.6. Dấu hiệu tương tự gây nhầm lẫn với đối chứng nếu là bản phiên âm hoặc dịch nghĩa từ đối chứng;

2.7. Việc đánh giá tính tương tự của dấu hiệu được xem xét trên tất cả các phương diện: âm tiết, ngữ nghĩa, kết cấu của từ, cách thể hiện hình hoạ, cũng như ấn tượng thương mại (ấn tượng đối với người tiêu dùng trong quá trình thương mại); Dấu hiệu chỉ cần tương tự với đối chứng, dù chỉ trên một phương diện cũng có thể đủ để gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

2.8. Phần chủ yếu của dấu hiệu và đối chứng tương tự nhau thỡ dấu hiệu và đối chứng tương tự gõy nhầm lẫn. Phần thứ yếu, mầu sắc thể hiện cú thể làm gia tăng hoặc giảm thiểu tính tương tự.

Mọi thông tin liên quan đến thủ tục đăng ký nhãn hiệu, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với Luật Việt An để được tư vấn chi tiết!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO