Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005, sửa đổi bổ sung 2009, 2019, 2022.
Dấu hiệu mô tả địa lý không thể đăng ký nhãn hiệu
Mô tả địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Các dấu hiệu mô tả địa lý được thể hiện dưới dạng tên, thuật ngữ, các dấu hiệu hình hoặc dấu hiệu hỗn hợp chỉ ra hoặc thể hiện một nội dung về nguồn gốc địa lý. Các thuật ngữ địa lý bao gồm tên của bất kỳ vị trí địa lý nào, không chỉ là những ranh giới mang tính chính trị mà còn gồm tên của hiện tượng địa lý hoặc địa hình bao gồm sông, núi, sa mạc, rừng, đại dương, hồ, v.v…
Theo điểm đ Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ.
Theo quy định trên thì nhãn hiệu chứa mô tả địa lý sẽ bị từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu vì không đáp ứng được điều kiện bảo hộ. Tuy nhiên, pháp luật cũng bảo hộ nhãn hiệu chứa mô tả địa lý trong trường hợp ngoại lệ sau:
Dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu
Ví dụ: “PARIS” đối với quần áo và mỹ phẩm;
“NETHERLANDS” đối với đồ uống có cồn;
“ATLANTIC” đối với tôm và cá hồi;
Dấu hiệu được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận
Ví dụ: Nước mắm Phú Yên, Nước mắm Cát Hải, bưởi Đoan Hùng, Chè Shan tuyết Mộc Châu, Thanh long Bình Thuận, Vải Thanh Hà, Chuối Đại Hoàng,…
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu
Bước 1: Lựa chọn nhãn hiệu và sản phẩm, dịch vụ cho nhãn hiệu
Lựa chọn nhãn hiệu: Chọn mẫu nhãn hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ. Nhãn hiệu được lựa chọn không tương tự nhãn hiệu khác đã đăng ký, nhãn hiệu nổi tiếng.
Lựa chọn danh mục sản phẩm đăng ký: Bạn cần lựa chọn danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu theo hướng dẫn nêu trên. Phân nhóm sản phẩm, dịch vụ cần thực hiện theo Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu Ni-xơ các phiên bản cập nhật mới nhất.
Bước 2: Tra cứu nhãn hiệu
Để thực hiện việc tra cứu nhãn hiệu Quý khách hàng chỉ cần cung cấp cho Luật Việt An:
Mẫu nhãn hiệu;
Danh mục sản phẩm dịch vụ cần tra cứu và đăng ký.
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký
Sau khi tra cứu chuyên sâu và nhãn hiệu được đánh giá là có khả năng đăng ký chủ đơn tiến hành nộp hồ sơ đăng ký.
Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ, thu lệ phí đăng ký tại Việt Nam: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Bước 4: Thẩm định hình thức đơn đăng ký
Thời hạn thẩm định hình thức đơn nhãn hiệu 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…
Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.
Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Chủ đơn, đại diện chủ đơn tiến hành sửa đổi theo yêu cầu. Sau đó, tiến hành nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ và nộp lệ phí bổ sung nếu phân loại nhóm sai.
Bước 5: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu
Thời hạn công bố đơn nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
Nội dung công bố đơn bao gồm: Các thông tin về đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ.
Bước 6: Thẩm định nội dung đơn
Thời hạn thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Bước 7: Nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
Sau khi nhận được thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn tiến hành nộp lệ phí cấp bằng.
Trên đây là bài viết về dấu hiệu mô tả địa lý không thể đăng ký nhãn hiệu của Luật Việt An. Quý Khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được tư vấn chi tiết!