Nguy cơ bị kiện khi không đăng ký nhãn hiệu

Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là văn bản do cơ quan nhà nước thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. Người có hành vi sử dụng nhãn hiệu đã được cấp văn bằng sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nội dung về cách xác định nhãn hiệu được bảo hộ như thế nào, quy định pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ để quý khách tham khảo.

Tại sao cần đăng ký nhãn hiệu?

Đăng ký nhãn hiệu là một bước đi quan trọng và cần thiết đối với mọi doanh nghiệp, dù lớn hay nhỏ. Việc đăng ký nhãn hiệu mang lại nhiều lợi ích, cụ thể:

Khẳng định quyền sở hữu đối với nhãn hiệu

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là bằng chứng pháp lý khẳng định chủ sở hữu hợp pháp của nhãn hiệu đó. Đồng thời việc đăng ký nhãn hiệu giúp ngăn chặn các hành vi làm giả, làm nhái sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu của chủ sở hữu hoặc các hành vi xâm phạm nhãn hiệu khác. Doanh nghiệp có quyền yêu cầu bên vi phạm ngừng sử dụng, xóa bỏ, sửa đổi sản phẩm, dịch vụ vi phạm nhãn hiệu của doanh nghiệp mình; đồng thời có thể yêu cầu  bên vi phạm bồi thường cho thiệt hại mà doanh nghiệp phải chịu do việc xâm phạm.

Bảo vệ danh tiếng thương hiệu

Nhãn hiệu là bộ mặt của doanh nghiệp, giúp khách hàng dễ dàng nhận biết và phân biệt sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh. Khi khách hàng biết rằng sản phẩm họ đang sử dụng mang nhãn hiệu đã được đăng ký, họ sẽ cảm thấy an tâm và tin tưởng hơn vào chất lượng sản phẩm.

Tăng giá trị thương hiệu

Nhãn hiệu được xem là một tài sản vô hình có giá trị, có thể được định giá và chuyển nhượng. Sau khi được bảo hộ nhãn hiệu, doanh nghiệp có thể khai thác lợi ích thương mại từ nhãn hiệu của mình, cụ thể như sử dụng nhãn hiệu gắn liền với sản phẩm, dịch vụ; chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu, chuyển giao quyền sử dụng… Cá nhân, tổ chức khác chỉ được sử dụng khi có sự cho phép của doanh nghiệp sở hữu nhãn hiệu.

Mở rộng thị trường

Chủ sở hữu nhãn hiệu có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nhiều quốc gia để bảo vệ thương hiệu của mình khi mở rộng thị trường ra nước ngoài. Việc đăng ký nhãn hiệu trước khi thâm nhập thị trường mới giúp tránh được những rắc rối pháp lý không đáng có.

Tăng khả năng cạnh tranh

Nhãn hiệu đã được đăng ký giúp doanh nghiệp khẳng định vị thế và uy tín trên thị trường. Một nhãn hiệu độc đáo và ấn tượng sẽ thu hút sự chú ý của khách hàng và tạo ra lợi thế cạnh tranh.

Rủi ro khi không tiến hành đăng ký nhãn hiệu

Rủi ro khi không tiến hành đăng ký nhãn hiệu

Mất quyền sở hữu nhãn hiệu

Nếu không đăng ký, người khác có thể lợi dụng đăng ký nhãn hiệu giống hoặc tương tự, khiến doanh nghiệp mất đi quyền sở hữu độc quyền đối với nhãn hiệu của mình. Doanh nghiệp buộc phải thay đổi nhãn hiệu, gây tốn kém về thời gian, tiền bạc và ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu.

Khó khăn trong việc cấm người khác sử dụng nhãn hiệu

Theo quy định tại Điều 125 của Luật Sở hữu trí tuệ, nếu chủ sở hữu nhãn hiệu không được cấp văn bằng bảo hộ, pháp luật sẽ không công nhận quyền hợp pháp đối với nhãn hiệu. Khi đó, chủ sở hữu sẽ gặp khó khăn trong việc cấm người khác sử dụng nhãn hiệu của mình – một biện pháp bảo hộ nhãn hiệu theo luật định.

Nguy cơ bị kiện vì sử dụng nhãn hiệu trái phép

Do chưa xác lập quyền đối với nhãn hiệu của mình, chủ sở hữu rất có khả năng bị mất quyền đăng ký và bị bên khác lấy mất quyền này khi thực hiện đăng ký trước. Việc phản đối đăng ký cũng vô cùng khó khăn vì Việt Nam theo nguyên tắc “first to file” – ai đăng ký đầu tiên người đó có quyền đối với nhãn hiệu. Do vậy, nếu tiếp tục sử dụng khi bị mất quyền, chủ sở hữu thực sự có thể bị kiện do xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đã được bảo hộ bởi bên khác đã đăng ký.

Ảnh hưởng đến uy tín kinh doanh

Để xây dựng và phát triển một nhãn hiệu trên thị trường, chủ sở hữu phải bỏ ra rất nhiều chi phí và nguồn lực. Tuy nhiên, việc không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ dẫn đến việc người khác sử dụng nhãn hiệu đó sản xuất cho ra thị trường các sản phẩm kém chất lượng, làm ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng của thương hiệu, khiến cho khách hàng không còn tin tưởng vào sản phẩm của doanh nghiệp.

Quy trình xử lý hành vi vi phạm nhãn hiệu

Bước 1: Giám định nhãn hiệu, lập vi bằng vi phạm

  • Chủ sở hữu thu thập chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm quyền với nhãn hiệu của mình sau đó thực hiện giám định về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
  • Thời gian giám định nhãn hiệu thông thường là 22 ngày làm việc, hoặc giám định nhanh nhất là 03 ngày làm việc.

Bước 2: Gửi cảnh báo vi phạm đối với bên vi phạm

Sau khi có kết quả, chủ sở hữu thực hiện cảnh báo, yêu cầu bên vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm nhãn hiệu.

Bước 3: Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm của đơn vị vi phạm bằng biện pháp hành chính

  • Liên hệ và tiến hành nộp đơn yêu cầu xử lý vi phạm lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Cơ quan quản lý thị trường, Cơ quan quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, Cơ quan Công an Kinh tế, thanh tra Khoa học công nghệ; Bộ thông tin truyền thông, …

Bước 4: Khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền hoặc nộp đơn tố cáo

Khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền yêu cầu buộc bên vi phạm xin lỗi, cải chính thông tin, bồi thường thiệt hại. Hoặc tiến hành nộp đơn tố cáo nếu thấy đủ có yếu tố cấu thành tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo luật hình sự.

Sử dụng nhãn hiệu đã được cấp văn bằng sẽ bị phạt?

Theo Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, chủ thể quyền đối với nhãn hiệu có quyền áp dụng các biện pháp sau để bảo vệ quyền của mình:

Cơ chế bảo vệ nhãn hiệu

Sử dụng nhãn hiệu chưa được cấp bằng thì có bị phạt không?

Tuy việc chưa cấp bằng có thể dẫn tới chủ thể nhãn hiệu chưa được bảo hộ một cách đầy đủ đối với nhãn hiệu chưa được đăng ký đó, tuy nhiên bên thứ ba nếu sử dụng trái phép nhãn hiệu vẫn có thể cấu thành xâm phạm quyền tác giả hoặc quyền sử dụng trước đối với các nhãn hiệu đã nộp đơn đăng ký.

Về phía chủ sở hữu cần lưu ý, việc sử dụng nhãn hiệu chưa được cấp văn bằng bảo hộ có thể dẫn đến nhiều rủi ro pháp lý như tranh chấp với chủ sở hữu, ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu:

  • Nếu sử dụng nhãn hiệu mà chưa được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì về nguyên tắc mọi người có thể sử dụng và không bị xử phạt. Tuy nhiên, việc sử dụng nhãn hiệu có thể trở thành bất hợp pháp nếu có một chủ thể xác lập quyền đối với nhãn hiệu thành công.
  • Nếu nhãn hiệu đang trong quá trình đăng ký bảo hộ: Trong thời gian chờ đợi quyết định cấp đăng ký, chủ sở hữu có thể sử dụng nhãn hiệu. Tuy nhiên, việc sử dụng này không đảm bảo quyền sở hữu độc quyền đối với nhãn hiệu đó. Nếu có tranh chấp quyền sở, cơ quan có thẩm quyền sẽ giải quyết dựa trên cơ sở pháp lý và bằng chứng các bên liên quan.

Sử dụng nhãn hiệu mới chỉ nộp đơn đăng ký thì sao?

Một nhãn hiệu mới nộp đơn mà chưa được cấp văn bằng thì chưa được pháp luật bảo vệ đầy đủ. Tuy nhiên, chủ sở hữu cũng có lợi thế trong việc nhận được quyền ưu tiên trong đăng ký và sử dụng nhãn hiệu thực tế. Bất kỳ nhãn hiệu nào trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn nào thực hiện đăng ký sau đều có khả năng cao bị từ chối, đây là một trong những ưu điểm của việc đăng ký sớm.

Việc nộp đơn đăng ký cũng tạo ra một quyền tạm thời cho chủ sở hữu trong việc ngăn cản các bên liên quan sử dụng trái phép nhãn hiệu bằng các biện pháp tự bảo vệ như gửi thư pháp lý cảnh báo xâm phạm, yêu cầu ngừng thực hiện hành vi vi phạm hay bồi thường thiệt hại. Vui lòng liên hệ Luật Việt An để được tư vấn các dịch vụ trong trường hợp này.

Làm thế nào để xác định nhãn hiệu đã được bảo hộ?

Để xác định một nhãn hiệu đã được bảo hộ hay chưa, người sử dụng nhãn hiệu có thể thực hiện các cách sau:

Tra cứu nhãn hiệu

Tìm kiếm thông tin trực tuyến trên cổng thông tin quốc gia về sở hữu trí tuệ  bằng cách truy cập cổng thông tin và nhập thông tin về nhãn hiệu muốn tìm kiếm. Tra cứu thông tin trên trang web của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam giúp quý khách có được nguồn thông tin chính xác và đáng tin cậy nhất.

Địa chỉ truy cập: http://wipopublish.ipvietnam.gov.vn

Các tính năng hỗ trợ: tra cứu thông tin nhãn hiệu, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp. Giao diện trang chủ Hệ thống thông tin cục Sở hữu trí tuệ:

Tham khảo ý kiến của chuyên gia

Các luật sư chuyên về sở hữu trí tuệ có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về quy trình đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu. Luật sư có thể giúp quý khách tìm kiếm thông tin một cách chính xác và tư vấn các giải pháp phù hợp.

Bên cạnh đó, quý khách có thể liên hệ các công ty tư vấn về Sở hữu trí tuệ, các công ty này sẽ cung cấp dịch vụ tìm kiếm, đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu và hỗ trợ quý khách thực hiện các thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu một cách nhanh chóng và hiệu quả. Quý khách hàng có thể tham khảo dịch vụ tra cứu nhãn hiệu của Luật Việt An.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Việt An về nguy cơ bị kiện khi không đăng ký nhãn hiệu. Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ pháp lý về xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu vui lòng liên hệ Luật Việt An để được giải đáp.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title