Dịch vụ tư vấn pháp lý trước khi thành lập công ty FDI tại Việt Nam

Với vị trị địa lý thuận lợi và thị trường tiềm năng, Việt Nam ngày càng phát triển và thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty FDI tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc thành lập công ty FDI rất phức tạp và nhà đầu tư cần thực hiện đầy đủ các thủ tục, quy định theo pháp luật Việt Nam. Vậy, trước khi thành lập công ty FDI, nhà đầu tư cần phải xin những giấy phép gì và cần lưu ý gì? Tại bài viết dưới đây, Luật Việt An sẽ cung cấp các thông tin cơ bản về dịch vụ tư vấn pháp lý trước khi thành lập công ty FDI tại Việt Nam.

Các hình thức đầu tư của công ty FDI tại Việt Nam

Theo Điều 21 Luật Đầu tư 2020, các hình thức đầu tư tại Việt Nam gồm:

  • Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.
  • Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
  • Thực hiện dự án đầu tư.
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
  • Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.

Điều kiện cần trước khi thành lập công ty FDI tại Việt Nam

Công ty FDI được thành lập hoặc có phần vốn góp sở hữu bởi nhà đầu tư nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Do công ty FDI là các công ty có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nên để thành lập tại Việt Nam thì cần phải có vốn góp sở hữu bởi nhà đầu tư nước ngoài.

Ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước, trừ các ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm: 

  • Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường
    • Kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện độc quyền nhà nước trong lĩnh vực thương mại.
    • Hoạt động báo chí và hoạt động thu thập tin tức dưới mọi hình thức.
    • Đánh bắt hoặc khai thác hải sản.
    • Dịch vụ điều tra và an ninh.
    • Các dịch vụ hành chính tư pháp, bao gồm dịch vụ giám định tư pháp, dịch vụ thừa phát lại, dịch vụ đấu giá tài sản, dịch vụ công chứng, dịch vụ của quản tài viên.
    • Các ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường khác theo Phụ lục I Nghị định 31/2021/ND-CP
  • Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện
    • Sản xuất và phân phối các sản phẩm văn hóa, bao gồm các bản ghi hình.
    • Sản xuất, phân phối, chiếu các chương trình ti vi và các tác phẩm ca múa nhạc, sân khấu, điện ảnh.
    • Cung cấp dịch vụ phát thanh và truyền hình.
    • Bảo hiểm; ngân hàng; kinh doanh chứng khoán và các dịch vụ khác liên quan đến bảo hiểm, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán.
    • Dịch vụ bưu chính, viễn thông.
    • Dịch vụ quảng cáo.
    • Các ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện khác theo Phụ lục I Nghị định 31/2021/ND-CP

Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:

  • Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;
  • Hình thức đầu tư;
  • Phạm vi hoạt động đầu tư;
  • Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;
  • Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài

Theo quy định tại Điều 22 Luật Đầu tư 2020, trước khi thành lập công ty FDI, nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, ngoại trừ việc thành lập công ty FDI nhỏ, vừa khởi nghiệp sán tạo và có quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Để thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài cần làm theo những bước sau:

thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Bước 1: Kiểm tra ngành, nghề kinh doanh có đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường không? 

Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như nhà đầu tư trong nước, trừ các trường hợp thuộc Danh mục ngành nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài được quy định trong Phụ lục I Nghị định 31/2021/ND-CP. Các nhà đầu tư nước ngoài không được kinh doanh các ngành nghề bị cấm ở Việt Nam như kinh doanh các chất ma túy, kinh doanh mại dâm, kinh doanh dịch vụ đòi nợ,….

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do nhà đầu tư đề xuất bao gồm:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;
  • Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
  • Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
  • Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;
  • Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
  • Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
  • Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
  • Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).

Lưu ý: Các tài liệu do nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch sang tiếng Việt và được chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Bước 3: Nộp hồ sơ

Trước khi thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kê khai hồ sơ trực tuyến, nhà đầu tư nộp hồ sơ cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư. Quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày khai hồ sơ trực tuyến mà cơ quan đăng ký đầu tư không nhận được hồ sơ thì hồ sơ kê khai trực tuyến không còn hiệu lực.

Bước 4: Nhận kết quả

Sau khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trường hợp hồ sơ có thiếu sót và bị từ chối, cơ quan đăng ký đầu tư phải thông báo cho nhà đầu tư bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Lưu ý: Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, công ty FDI cần tiếp tục tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh và xin các giấy phép con cần thiết khác trước khi bắt đầu đầu tư tại Việt Nam.

Tại sao nên chọn dịch vụ tư vấn pháp lý trước khi thành lập công ty FDI tại Việt Nam của Luật Việt An?

dịch vụ tư vấn pháp lý trước khi thành lập công ty FDI tại Việt Nam của Luật Việt An

  • Đội ngũ luật sư, chuyên gia giàu kinh nghiệm, dày dặn kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc trong lĩnh vực đầu tư, luôn đưa ra các giải pháp hiệu quả, hợp lý, tuân thủ pháp luật, giúp khách hàng tránh khỏi những rắc rối khi thành lập công ty FDI tại Việt Nam
  • Đảm bảo bảo mật mọi thông tin của khách hàng trong mọi trường hợp;
  • Chi phí hợp lý;
  • Chúng tôi đem đến sự chuyên nghiệp trong giao tiếp và làm việc, đảm bảo khách hàng dễ dàng trao đổi công việc với chúng tôi bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau (tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Trung);
  • Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng tối đa trong khả năng của mình, luôn đảm bảo khách hàng cảm thấy dễ chịu, thoải mái vì sự thân thiên trong giao tiếp và sự chuyên nghiệp trong công việc; tạo sự an tâm, tin tưởng.

Quý Khách hàng có nhu cầu tư vấn về dịch vụ tư vấn pháp lý trước khi thành lập công ty FDI tại Việt Nam, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Thông tin nhà đầu tư cần biết

    Thông tin nhà đầu tư cần biết

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 09 79 05 77 68
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO