Điều khoản thỏa thuận trọng tài quốc tế

Để có thể khai thác được những ưu điểm của phương thức trọng tài, các bên chủ thể của hợp đồng có yếu tố quốc tế cần phải lưu ý tới điểu khoản thỏa thuận trọng tài. Bởi lẽ, điều khoản thỏa thuận trọng tài quốc tế là cơ sở pháp lý để các bên chủ thể xác lập phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài. Vậy, điều khoản thỏa thuận trọng tài quốc tế có những điểm lưu ý gì, hãy cùng Công ty Luật Việt An tìm hiểu.

Phán quyết

Căn cứ pháp lý

  • Công ước New York 1958 về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài.
  • Luật mẫu về Trọng tài thương mại quốc tế của UNCITRAL.
  • Luật Trọng tài thương mại 2010.

Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quốc tế

Trọng tài là phương thức thường được các chủ thể trong quan hệ thương mại quốc tế áp dụng để giải quyết tranh chấp, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế đang trở thành xu thế tất yếu.

Với tính chất nổi trội của phương thức trọng tài so với các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại khác, có thể thấy việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp chấp bằng trọng tài đang là xu thế mới bởi các lí do như sau:

  • Thứ nhất, phương thức này mang tính dân sự sâu sắc. Tính chất này được thể hiện khá rõ trong việc các bên tự nguyện thỏa thuận phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế thông qua việc thành lập trọng tài (đối với trọng tài vụ việc) hoặc lựa chọn trọng tài (đối với trọng tài thiết chế) hoặc chọn luật áp dụng (bao gồm cả luật tố tụng và luật nội dung) hoặc các vấn đề khác liên quan đến trọng tài mà các bên thấy cần thiết.
  • Thứ hai, tính “tự cưỡng chế” của việc thực thi phán quyết trọng tài. Với tính chất này, các bên tranh chấp phải tự nguyện thực thi phán quyết trọng tài mà không phải bị cưỡng chế thi hành bởi bất cứ thiết chế nào.
  • Thứ ba, phán quyết trọng tài là chung thẩm. Theo đó, phán quyết của trọng tài phải được các bên thực hiện ngay. Điều này hoàn toàn khác với với việc thực thi phán quyết của toà án.

Để có thể khai thác được những ưu điểm của phương thức trọng tài, các bên chủ thể của hợp đồng có yếu tố quốc tế cần phải lưu ý tới điều khoản thoả thuận trọng tài. Bởi điều khoản thoả thuận trọng tài là cơ sở pháp lí để các bên chủ thể xác lập phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài.

Đặc điểm của điều khoản thỏa thuận trọng tài quốc tế

Điều khoản phải được thể hiện dưới hình thức văn bản

Theo quy định của điều ước quốc tế, thỏa thuận trọng tài được xác lập vào trong hợp đồng hoặc được xác lập như thỏa thuận riêng ngoài hợp đồng, cụ thể nội dung này được quy định tại khoản 2 Điều II Công ước New York năm 1958 về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài (gọi tắt là Công ước New York năm 1958), khoản 1 Điều 7 Luật mẫu về Trọng tài thương mại quốc tế. Tại Việt Nam, quy định này được ghi nhận tại khoản 1 Điều 16 Luật Trọng tài thương mại 2010.

Dù điều khoản thỏa thuận được xác lập trong trường hợp nào thì thỏa thuận trọng tài cũng được thể hiện dưới hình thức văn bản. Quy định về hình thức văn bản của thỏa thuận trọng tài cũng được ghi nhận trong các văn bản quốc tế và trong pháp luật của Việt Nam. Có thể nói, điều khoản thỏa thuận trọng tài phải được thể hiện dưới hình thức văn bản là đặc điểm đáng lưu ý nhất của loại điều khoản này.

Nói sơ qua về “hình thức văn bản” của điều khoản thỏa thuậ ntrojng tài, các văn bản trên đều đưa ra giải thích “hình thức văn bản” theo hướng liệt kê song các hình thức được liệt kê không hoàn toàn giống nhau.

  • Với Công ước New York năm 1958 giải thích thuật ngữ “thỏa thuận trọng tài bằng văn” bao gồm thỏa thuận trọng tài trong một hợp đồng hoặc một thỏa thuận trọng tài được các bên ghi nhận hoặc được thể hiện trong thư tín trao đổi giữa các bên (khoản 2 Điều II).
  • Với Luật mẫu về Trọng tài thương mại quốc tế thì quy định: hình thức điều khoản thỏa thuận trọng tài sẽ được coi là “hình thức văn bản” khi thỏa thuận này được thể hiện qua “thư từ, telex, điện tín” hoăc “các hình thức trao đổi viễn thông khác” hoặc “qua trao đổi đơn kiện và bản biện hộ” có thể hiện sự thỏa thuận về điều khoản trọng tài hoặc việc viện dẫn tới một văn bản ghi nhận thỏa thuận trọng tài được lập thành văn bản (khoản 2 Điều 7).
  • Với pháp luật Việt Nam thì liệt kê các hình thức văn bản của điều khoản thỏa thuận trọng tài cụ thể hơn, chi tiết hơn so với Công ước New York năm 1958 và Luật mẫu về Trọng tài thương mại quốc tế. Theo đó, thỏa thuận bằng “văn bản” là thỏa thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên không chỉ bằng văn bản, telegram, fax, thư điện tử, mà thỏa thuận của các bên cũng được coi là dưới hình thức văn bản nếu được luật sư, công chứng viên, người có thẩm quyền ghi chép lại theo yêu cầu của các bên hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật (khoản 2 Điều 16 Luật Trọng tài thương mại).

Với các quy định được nói ở trên, vấn đề đặt ra cho các chủ thể tham gia giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài là phải xác định được “hình thức văn bản” của thỏa thuận trọng tài. Theo đó, hình thức văn bản của thỏa thuận trọng tài không chỉ ảnh hưởng tới giá trị pháp lí của thẩm quyền hội đồng trọng tài mà còn làm cho phán quyết trọng tài không được thực hiện, đặc biệt là trong trường hợp công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài.

Điều khoản trọng tài nhằm điều chỉnh một tranh chấp đã hoặc sẽ xảy ra trong tương lai

Khác với các điều khoản thông thường trong hợp đồng, điều khoản thoả thuận trọng tài nhằm giải quyết một tranh chấp đã hoặc sẽ xảy ra trong tương lai. Quy định này được thể hiện

  • Trong Luật mẫu Trọng tài thương mại quốc tế tại khoản 1 Điều 7, đó là các bên đưa ra trọng tài các tranh chấp nhất định đã phát sinh hoặc có thể phát sinh giữa các bên về quan hệ pháp lí xác định.
  • Nội dung tương tự được ghi nhận trong Công ước New York năm 1958 tại khoản 1 Điều II quy định: “Các bên cam kết đưa ra trọng tài xét xử mọi tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa các bên”.
  • Luật Trọng tài thương mại năm 2010 cũng ghi nhận tại khoản 2 Điều 3: “Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh”.

Với những quy định này, có thể thấy thoả thuận trọng tài được các bên xác lập tại một trong hai thời điểm đó là thời điểm tranh chấp chưa xảy ra hoặc thời điểm tranh chấp đã xảy ra:

  • Ở thời điểm thứ nhất, việc xác lập thoả thuận trọng tài khi tranh chấp chưa xảy ra. Thông thường đây là thời điểm hợp đồng đang được soạn thảo, trong đó các điều khoản ràng buộc quyền và nghĩa vụ của các bên, trong đó có điều khoản trọng tài cũng đang được xác lập. Cũng có thể tranh chấp chưa xảy ra và với tâm lí tranh chấp sẽ không xảy ra nên trên thực tế, các bên thường coi nhẹ việc thảo luận điều khoản này, thậm chí là không đưa điều khoản này vào hợp đồng. Việc coi nhẹ nội dung điều khoản thoả thuận trọng tài sẽ dẫn đến hậu quả là các bên sẽ lúng túng khi tranh chấp thực sự xảy ra. Trong trường hợp các bên không đưa điều khoản thoả thuận trọng tài vào hợp đồng thì mong muốn được giải quyết tranh chấp bằng trọng tài của các bên khó thực hiện vì thỏa thuận trọng tài là căn cứ để áp dụng phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.
  • Ở thời điểm thứ hai, việc xác lập thỏa thuận trọng tài khi tranh chấp đã xảy ra. Trong tình huống này, vì tranh chấp đã xảy ra nên việc có thể giải quyết tranh chấp bằng trọng tài hay không sẽ phụ thuộc nhiều vào quyết định của bên bị hại. Với đặc điểm này của điều khoản thoả thuận, các bên chủ thể của hợp đồng thương mại quốc tế cần lưu ý xây dựng điều khoản trọng tài trong mọi thời điểm của quá trình đàm phán, kí kết và thực hiện hợp đồng.

Điều kiện hiệu lực của điều khoản thỏa thuận trọng tài

Thỏa thuận trọng tài được coi là “nền móng” của tố tụng trọng tài. Do vậy, hiệu lực của điều khoản thỏa thuận trọng tài có điểm khác với hiệu lực của các điều khoản khác trong hợp đồng. Sự khác nhau này được thể hiện như sau:

  • Hiệu lực của điều khoản này chỉ phát sinh khi có tranh chấp xảy ra. Điều khoản thỏa thuận trọng tài không quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể trong hợp đồng mà chỉ quy định cách thwucs giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Do bản chất là phương thức giải quyết nên điều khoản thỏa thuận trọng tài chỉ điều chỉnh các vấn đề liên quan tới trọng tài như: lựa chọn trọng tài; cách thức thành lập trọng tài; luật áp dụng được các bên thỏa thuận.
  • Hiệu lực của điều khoản trọng tài không bị mất đi khi hợp đồng không thể thực hiện được hoặc bị hủy bỏ hoặc bị vô hiệu. Hậu quả pháp lí của các trường hợp hợp đồng không thể thực thiện được hoặc bị hủy bỏ hoặc vô hiệu là các bên chủ thể của hợp đồng không bị ràng buộc bởi các điều khoản của hợp đồng. Điều này có nghĩa là các điều khoản, trừ điều khoản thỏa thuận trọng tài, đều bị vô hiệu. Cụ thể, nội dung này được ghi nhận tại khoản 1 Điều 16 Luật mẫu về Trọng tài thương mại quốc tế mà theo đó, điều khoản trọng tài là một phần của hợp đồng và sẽ được coi là một thoả thuận độc lập với các điều khoản khác của hợp đồng; vì vậy, hợp đồng bị vô hiệu không làm cho điều khoản trọng tài của hợp đồng này bị vô hiệu.

Thỏa thuận trọng tài được ưu tiên áp dụng

Sau khi đã xác lập điều khoản thoả thuận trọng tài mà một bên muốn đưa tranh chấp ra xét xử trước toà án thì yêu cầu này sẽ không được đáp ứng, trừ trường hợp điều khoản thoả thuận trọng tài bị vô hiệu hoặc không thể thực hiện được. Nội dung này được ghi nhận tại khoản 3 Điều II Công ước New York năm 1958, tại Điều 8 Luật mẫu về Trọng tài thương mại quốc tế. Hay tại Điều 6 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 của Việt Nam cũng quy định: “Toà án phải từ chối thụ lí hồ sơ giải quyết tranh chấp giữa các bên nếu các bên đã có thoả thuận trọng tài, trừ trường hợp điều khoản thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được hoặc bị vô hiệu”.

Đặc điểm điều khoản thoả thuận trọng tài được ưu tiên áp dụng phản ánh xu thế là các quốc gia ngày càng quan tâm tới việc sử dụng phương thức trọng tài trong giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế.

Thỏa thuận trọng tài có thể bị vô hiệu

Việc thoả thuận trọng tài có thể bị vô hiệu được xem là một đặc điểm của loại thoả thuận này. Hậu quả của thoả thuận trọng tài vô hiệu làm cho mong muốn giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài của các bên sẽ không được thực hiện.

Để tránh những trường hợp làm cho điều khoản thoả thuận trọng tài bị vô hiệu một cách đáng tiếc, các bên chủ thể của hợp đồng cần nghiên cứu kĩ quy định của luật điều chỉnh thoả thuận trọng tài, bao gồm điều ước quốc tế và pháp luật trong nước có liên quan (ví dụ Công ước New York năm 1958 và Luật Trọng tài thương mại năm 2010).

Quý khách hàng có bất kỳ vướng mắc về giải quyết tranh chấp trọng tài quốc tế, pháp luật dân sự, pháp luật thương mại, giải quyết tranh chấp xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được chúng tôi hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

    Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO