Hủy phán quyết trọng tài đầu tư quốc tế

Vấn đề huy phán quyết trọng tài đầu tư quốc tế lại có một số đặc thù khác biệt so với hủy phán quyết trọng tài thương mại quốc tế thông thường. Vậy, hủy phán quyết trọng tài đầu tư quốc tế trên thực tiễn có điểm gì khác việt và liên hệ với Việt Nam như thế nào, Công ty Luật Việt An sẽ thông tin trong bài viết sau đây.

Phán quyết

Căn cứ pháp lý

  • Công ước về giải quyết tranh chấp đầu tư giữa các quốc gia và các công dân quốc gia khác (ICSID).
  • Quy tắc trọng tài phụ trợ ICSID.

Hủy phán quyết trọng tài đầu tư quốc tế của Trọng tài ICSID

Khái quát chung

Hủy phán quyết trọng tài là việc một chủ thể có thẩm quyền thực hiện hủy bỏ quyết định trọng tài, là hành vi làm vô hiệu phán quyết trọng tài ban đầu.

Đối với phán quyết trọng tài đầu tư quốc tế thì Trọng tài ICSID là thiết chế duy nhất quy định về vấn đề hủy phán quyết trọng tài đầu tư quốc tế do chính Trọng tài ICSID ban hành. Trọng tài ICSID là một thiết chế trọng tài tự trị bởi thiết chế này không bị ràng buộc hay chịu sự ảnh hưởng của bất kỳ hệ thống tư pháp của quốc gia nào, vì thế Công ước và các quy tắc của ICSID quy định tất cả các điều khoản cần thiết cho trọng tài bao gồm các điều khoản giải quyết, quyền tài phán, thủ tục, phán quyết và các biện pháp hậu phán quyết là công nhận và thi hành phán quyết.

Căn cứ hủy phán quyết trọng tài đầu tư quốc tế

Công ước ICSID đưa ra quy định cho phép các bên tranh chấp có thể yêu cầu hủy phán quyết Trọng tài ICSID trong 5 trường hợp:

  • Trọng tài không được thành lập đúng quy định.
  • Trọng tài đã vượt quá quyền hạn của mình.
  • Có sự tham nhũng từ phía thành viên của Trọng tài.
  • Vi phạm nghiêm trọng quy tắc cơ bản của thủ tục giải quyết tranh chấp
  • Phán quyết thất bại trong việc không nêu rõ lý do để đưa ra phán quyết.

Trung tâm Quốc tế về Giải quyết Tranh chấp Đầu tư (ICSID) nhận định, trong quá trình giải quyết tranh chấp, nếu những nguyên nhân gây ra một phán quyết lỗi đến từ thẩm quyền của trọng tài, những vấn đề liên quan đến luật áp dụng và áp dụng luật đó, việc thừa nhận và đánh giá bằng chứng của trọng tài, và các vấn đề liên quan đến sự độc lập và vô tư của trọng tài, thì có đủ cơ sở để hủy phán quyết trọng tài.

Thủ tục hủy bỏ phán quyết trọng tài đầu tư quốc tế

Thủ tục được tiến hành theo 4 bước như sau:

Bước 1: Nộp đơn hủy bỏ phán quyết
  • Một trong hai bên tranh chấp có thể tiến hành thủ tục hủy bỏ bằng cách nộp đơn xin hủy bỏ với Tổng thư ký của ICSID.
  • Đơn yêu cầu phải đáp ứng một số điều kiện là xác định phán quyết trọng tài mà bên yêu cầu có liên quan, nêu chi tiết các căn cứ huỷ phán quyết dựa trên Điều 52 khoản 1 của Công ước ICSID và kèm theo thanh toán phí nộp đơn đăng ký là 25.000 USD.
  • Bên yêu cầu phải nộp trong vòng 120 ngày kể từ ngày nhân phán quyết (hoặc bất kỳ quyết định nào sau đó), ngoại trừ, trong trường hợp tham những của một thành viên trọng tài, đơn có thể được nộp trong vòng 120 ngày sau khi phát hiện ra tham nhũng và trong mọi trường hợp trong vòng ba năm sau ngày nhận phán quyết.

Việc huỷ bỏ phán quyết trọng tài được tiến hành với phán quyết cuối cùng của vụ giải quyết tranh chấp đó, còn đối với các quyết định ban hành trước khi có phán quyết như quyết định về một biện pháp tạm thời, hoặc một quyết định giữ quyền tài phán không thể bị xem xét trước khi quyết định đó trở thành một phần của phán quyết cuối cùng ngay cả khi quyết định đó đặt ra những vấn đề có thể tạo cơ sở cho đơn xin hủy bỏ phán quyết.

Bước 2: Thành lập trọng tài ad-hoc giải quyết thủ tục hủy phán quyết trọng tài

Chủ tịch Trung tâm Trọng tài đầu tư quốc tế sẽ chỉ định một Ủy ban ad-hoc gồm 3 người để tham gia vào việc hủy phán quyết, những người này không phải bất kỳ trọng tài viên nào đã giải quyết tranh chấp đầu tư trong Hội đồng trọng tài ban hành ra phán quyết mà có yêu cầu bị hủy phán quyết. Vai trò của Ủy ban này là hủy bỏ phát quyết trong trường hợp hạn chế hoặc từ chối đơn xin hủy phán quyết nếu không nằm trong các trường hợp Điều 52 khoản 1.

Yêu cầu đối với Ủy ban ad-hoc này:

  • Đầu tiên, thành viên không thể là thành viên của Hội đồng trọng tài – những trọng tài viên đưa ra phán quyết hoặc có cùng quốc tịch với bất kỳ thành viên nào của Hội đồng trọng tài đó.
  • Thứ hai, thành viên không thể có cùng quốc tịch với các bên tranh chấp và không thể được chỉ định vào Hội đồng trọng tài bởi một quốc gia tranh chấp hoặc quốc gia có nhà đầu tư là một bên tranh chấp.
  • Thứ ba, thành viên của Ủy ban ad-hoc không thể đóng vai trò là một hòa giải viên trong cùng một tranh chấp.
Bước 3: Thủ tục hủy phán quyết trọng tài
  • Thủ tục huỷ phán quyết bởi Ủy ban ad-hoc thường trong tự như thủ tục giải quyết tranh chấp bởi Trọng tài. Ủy ban ad-hoc triệu tập phiên họp đầu tiên với các bên để thảo luận về các vấn đề thủ tục (quy tắc, ngôn ngữ và địa điểm tiến hành…).
  • Uỷ ban tiến hành phiên xét xử bằng miệng: kéo dài từ 1-2 ngày và chỉ có sự tham gia của hai bên tranh chấp, còn các nhân chứng thực tế không có vai trò gì ở giai đoạn này dokhông xem xét lại các vấn đề nội dung của tranh chấp.
  • Ra quyết định hủy bỏ trong vòng 120 ngày kể từ sau khi kết thúc phiên xét xử bằng miệng.
  • Thời gian trung bình từ phiên xét xử bằng miệng đến khi ban hành quyết định huỷ phán quyết trọng tài là 7 tháng còn thời gian trung bình chung của tất cả các thủ tục hủy bỏ phán quyết trọng tài trong 5 năm qua là 22 tháng kể từ ngày các bên nộp đơn yêu cầu.
Bước 4: Ban hành quyết định hủy bỏ phán quyết trọng tài

Ủy ban có thể ban hành một số quyết định như:

  • Từ chối tất cả các căn cứ để hủy bỏ, có nghĩa là phán quyết trọng tài vẫn còn giá trị pháp lý.
  • Duy trì một hoặc nhiều căn cứ để hủy bỏ đối với một phần của phán quyết, dẫn đến hủy bỏ một phần.
  • Duy trì một hoặc nhiều căn cứ để hủy bỏ đối với toàn bộ phán quyết, nghãi là toàn bộ phán quyết bị hủy bỏ
  • Thực hiện theo quyết định không ủy bỏ mặc dù đã xác định được lỗi.

Quyết định hủy bỏ của Ủy ban ad-hoc không phải là một phán quyết và không phải chịu bất kỳ thủ tục hủy bỏ nào nữa, mặc dù nó được coi là một phán quyết cho các mục đích của việc công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài.

Thủ tục yêu cầu giải quyết tranh chấp sau khi có quyết định hủy phán quyết trọng tài

Hiệu lực của việc hủy bỏ là phán quyết trọng tài hoặc một phần của phán quyết trở thành vô hiệu, có nghĩa là nội dung ràng buộc của phần bị hủy bỏ của phán quyết bị chấm dứt. Tuy nhiên, quyết định hủy bỏ không thay thế phán quyết hoặc thay thế bất kỳ lý do nào trong phán quyết đưa ra. Một bên có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lần thứ hai cho Trọng tài mới được thành lập để có được một phán quyết mới liên quan đền tranh chấp sau khi hủy bỏ phán quyết ban đầu. Một trong hai bên có thể bắt đầu quá trình này bằng cách gửi yêu cầu giải quyết tranh chấp, xác định phán quyết ban đầu và giải thích chi tiết về các khía cạnh của tranh chấp sẽ được đệ trình lên Trọng tài mới.

Hội đồng trọng tài mới được thành lập theo cùng một phương thức như Trọng tài ban đầu và không bị ràng buộc bởi nội dung của Ủy ban ad-hoc. Tuy nhiên, Hội đồng trọng tài mới bị ràng buộc bởi các phần không được chấp nhận của phán quyết ban đầu trong các trường hợp hủy bỏ một phần.

Liên hệ thực tiễn khi các nhà đầu tư đầu tư đến Việt Nam

Đối với vấn đề huỷ phán quyết trọng tài đầu tư quốc tế, Việt Nam chưa tham gia bất kỳ yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài đầu tư quốc tế nào, bởi hiện tại, đối với tranh chấp ISDS còn khá mới ở Việt Nam.

Hiện tại, Việt Nam chưa phải là thành viên của Công ước ICSID nên Việt Nam không thể sử dụng Trọng tài ICSID. Đối với trọng tài phụ trợ ICSID có thể được áp dụng khi một bên tranh chấp là thành viên của Công ước ICSID thì không đặt ra vấn đề huỷ phán quyết trọng tài đầu tư quốc tế được quy định trong chính Quy tắc trọng tài phụ trợ ICSID, mà việc huỷ phán quyết của trọng tài phụ trợ sẽ phụ thuộc vào pháp luật nơi tiến hành giải quyết tranh chấp – là nơi các quốc gia thành viên của Công ước New York 1958. Nghĩa là phán quyết của trọng tài phụ trợ ICSID có thể bị từ chối công nhận bởi toà án nơi tiến hành công nhận và cho thi hành theo Công ước New York 1958.

Vấn đề hủy phán quyết trọng tài quốc tế có thể sẽ liên quan đến Việt Nam trong tương lai gần khi Việt Nam đã ký kết rất nhiều các Hiệp định thương mại tự do song phương và nhiều bên, trong đó có chấp nhận thẩm quyền giải quyết tranh chấp ISDS của trọng tài ICSID hoặc nếu trong trường hợp Việt Nam gia nhập Công ước ICSID Nói về các cơ chế giải quyết tranh chấp ISDS trong các FTA VÀ BIT mà Việt Nam mới thông qua hiện nay có thể kể đến Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA). Cả hai Hiệp định đều có điều khoản giải quyết tranh chấp ISDS và có sử dụng thủ tục trọng tài ICSID.

Quý khách hàng có bất kỳ vướng mắc về giải quyết tranh chấp mua bán hàng hóa, tư vấn pháp luật dân sự, tư vấn pháp luật doanh nghiệp, pháp luật đầu tư xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được chúng tôi hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

    Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO