Điều kiện của người quản lý di sản thờ cúng

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Thông thường, ngoài nội dung phân chia tài sản thừa kế, người lập di chúc còn để lại một phần di sản thờ cúng cho những người thừa kế quản lý. Vậy ai có quyền quản lý di sản thờ cúng và điều kiện của người quản lý di sản là gì? Sau đây, Luật Việt An sẽ trình bày các điều kiện của người quản lý di sản thờ cúng theo quy định pháp luật hiện hành.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự năm 2015;

Di sản dùng vào việc thờ cúng là gì?

Theo Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015, người lập di chúc có quyền dành một phần tài sản trong khối di sản để thờ cúng. Đồng thời có quyền chỉ định người quản lý di sản.

Như vậy, căn cứ xác lập di sản thờ cúng được ghi nhận trong trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng, tức là di sản thờ cúng chỉ được xác lập khi người lập di chúc định đoạt phần di sản dùng vào việc thờ cúng và chỉ rõ phần tài sản nào được dùng vào việc thờ cúng. Tài sản để thờ cúng chỉ xuất hiện trong thừa kế theo di chúc, còn trường hợp thừa kế theo pháp luật thì không đặt ra vấn đề tài sản để thờ cúng.

Pháp luật không quy định cụ thể loại tài sản nào được dùng vào việc thờ cúng mà tài sản theo quy định tại Điều 163 Bộ luật Dân sự 2015 đều là đối tượng dùng vào việc thờ cúng. Phần di sản này có thể là khoản tiền cụ thể, có thể là quyền tài sản, có thể là những vật, giấy tờ có giá khác.

Điều kiện của người quản lý di sản thờ cúng

Theo Khoản 1 Điều 645 và Điều 616 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về điều kiện của người quản lý tài sản thờ cúng theo thứ tự ưu tiên giảm dần như sau:

Điều kiện của người quản lý di sản thờ cúng

Trường hợp người lập di chúc chỉ định người quản lý di sản thờ cúng

Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng.

Nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

Trường hợp người lập di chúc không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng

Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.

Trường hợp chưa chỉ định được người quản lý di sản thờ cúng

Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thờ cúng thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản thờ cúng đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản thờ cúng.

Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết

Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

Quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản thờ cúng

Theo Điều 617 và Điều 618 Bộ luật Dân sự 2015, người quản lý tài sản thờ cúng có các quyền và nghĩa vụ như sau:

Quyền của người quản lý di sản thờ cúng Nghĩa vụ của người quản lý di sản thờ cúng
Đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến di sản thừa kế

Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế

Được thanh toán chi phí bảo quản di sản.

Được tiếp tục sử dụng di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc được sự đồng ý của những người thừa kế

Lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản

Thông báo về tình trạng di sản cho những người thừa kế

Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại

Giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế.

Một số câu hỏi liên quan về quản lý di sản thờ cúng

Người để lại di sản thừa kế không để lại di sản dùng vào việc thờ cúng thì người thừa kế có được dành một phần di sản dùng vào thờ cúng không?

Để lại di sản thờ cúng là quyền của người để lại di chúc. Tuy nhiên, nếu người để lại di chúc không để lại di sản thờ cúng thì những người thừa kế vẫn có quyền dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng với điều kiện di sản của người chết đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản.

Có được chia thừa kế di sản dùng vào việc thờ cúng?

Theo Khoản 1 Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định, trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế.

Trường hợp toàn bộ di sản người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì có được dành một phần di sản dùng vào thờ cúng không?

Theo Khoản 2 Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.

Người quản lý di sản thờ cúng có được hưởng chi phí bảo quản di sản thờ cúng không?

Theo Khoản 1 Điều 618 Bộ luật Dân sự 2015, người quản lý di sản thờ cúng có quyền được thanh toán chi phí bảo quản di sản.

Người quản lý di sản thờ cúng có được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp di sản thờ cúng không?

Theo Khoản 1 Điều 617 Bộ luật Dân sự 2015, người quản lý di sản thờ cúng không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản. Nếu người quản lý di sản thờ cúng không thực hiện đúng nghĩa vụ quản lý di sản thờ cúng thì xử lý thế nào?

Theo Khoản 1 Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015, nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

Dịch vụ tư vấn thừa kế của Luật Việt An

  • Dịch vụ lập di chúc;
  • Tư vấn về điều kiện của người quản lý di sản thờ cúng;
  • Tư vấn điều kiện có hiệu lực của di chúc;
  • Tư vấn nội dung di chúc hợp pháp;
  • Dịch vụ khai nhận di sản thừa kế;
  • Tư vấn phân chia di sản thừa kế theo pháp luật;
  • Tư vấn phân chia di sản thừa kế theo di chúc;
  • Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế, đại diện khách hàng bảo vệ quyền lợi hợp pháp.

Trên đây là tư vấn của Luật Việt An về điều kiện của người quản lý di sản thờ cúng. Mọi thông tin, khó khăn, vướng mắc đến di chúc và thừa kế, quý khách hàng vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết.

Bài viết được cập nhật đến tháng 5/2024, bất kỳ sự thay đổi về pháp luật nào chưa được cập nhật, vui lòng liên hệ đến Luật Việt An để được hỗ trợ.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tin tức doanh nghiệp

    Tin tức doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO