Định giá thương hiệu

Định giá thương hiệu là một quá trình quan trọng giúp doanh nghiệp xác định giá trị thực sự của thương hiệu mình trên thị trường. Quy trình này không chỉ hỗ trợ các quyết định chiến lược và tối ưu hóa marketing mà còn tăng cường khả năng huy động vốn và bảo vệ quyền lợi pháp lý. Trong bài viết này, Luật Việt An sẽ phân tích các yếu tố chính ảnh hưởng đến định giá thương hiệu, cũng như các phương pháp định giá thương hiệu tại Việt Nam hiện nay. 

Khái quát về định giá thương hiệu

Theo Khoản 11 Điều 4 Luật Giá 2023 định giá là quá trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện xác định giá của hàng hóa, dịch vụ.

Định giá thương hiệu là một công cụ duy nhất tính toán giá trị kinh tế của thương hiệu, góp phần hỗ trợ cho đầu tư marketing và cho phép nhà quản trị ra kế hoạch và ước lượng tầm quan trọng của chiến lược đề ra. Hay nói cách khác, định giá thương hiệu là một quá trình tổng hợp và đo lường giá trị kinh tế của thương hiệu trong hiện tại và tương lai. 

Trong lĩnh vực doanh nghiệp, định giá thương hiệu là yếu tố quyết định giá trị vốn góp khi thành viên / cổ đông góp vốn bằng tài sản sở hữu trí tuệ.

Do đó, các yếu tố để định gái thương hiệu bao gồm: 

  • Dự báo doanh thu theo phân khúc
  • Dự báo lợi nhuận theo phân khúc
  • Tỷ lệ tăng trưởng thị trường dài hạn
  • Phân tích động lực (giá trị)
  • Phân tích sức mạnh thương hiệu.
  • Phân tích đóng góp thương hiệu
  • Phân tích rủi ro thương hiệu.

Các phương pháp định giá thương hiệu tại Việt Nam

Các phương pháp định giá thương hiệu tại Việt Nam

Tùy từng trường hợp mà doanh nghiệp có thể áp dụng cụ thể các phương pháp định giá cho thương hiệu của mình. Các phương pháp định giá thương hiệu bao gồm:

Phương pháp so sánh

Phương pháp này căn cứ vào việc so sánh giữa thương hiệu công ty và các thương hiệu sản phẩm cùng loại có mặt trên thị trường. Phương pháp giúp doanh nghiệp xác định được giá trị và vị trí trên thị trường của doanh nghiệp. Giá trị thương hiệu giúp các nhà marketing xây dựng và phát triển thương hiệu không phục vụ cho lĩnh vực tài chính. Nhưng phương pháp này ý nghĩa thực tiễn chưa cao vì mỗi thương hiệu phải có sự khác biệt với thương hiệu khác, nên khó so sánh được.

Dựa trên cơ sở chi phí

Phương pháp này định nghĩa giá trị thương hiệu là tổng hợp của tất cả những chi phí đã gánh chịu trong quá khứ, hay chi phí thay thế cần có để đưa thương hiệu đến trạng thái hiện tại; tức là tổng của những chi phí phát triển, tiếp thị, quảng cáo, truyền thông… Nhưng phương pháp này thất bại vì tiền của đổ ra đầu tư cho thương hiệu chưa chắc tạo ra giá trị gia tăng từ thương hiệu.

Phương pháp dùng giá chênh lệch

Theo phương pháp này, giá trị thương hiệu được tính là giá trị ròng hiện tại của các mức chênh lệch giá trong tương lai giữa một sản phẩm có thương hiệu và một sản phẩm chung chung hoặc không có thương hiệu. Tuy nhiên, mục đích chính của nhiều thương hiệu không nhất thiết phải là bán được giá cao hơn, mà là bảo đảm thu hút được mức cầu cao nhất trong tương lai.

Dựa vào giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán

Với doanh nghiệp đã tham gia thị trường chứng khoán, có thể định giá thương hiệu qua giá trị cổ phiếu. Tuy nhiên, đây là phương pháp khá phức tạp so với các phương pháp trước. Cách tính bắt đầu từ giá thị trường của doanh nghiệp, hàm số giá cổ phiếu và lượng cổ phiếu phát hành. 

Nếu lấy giá thị trường của doanh nghiệp trừ đi toàn bộ giá trị tài sản hữu hình trên bảng cân đối tài sản như nhà xưởng, trang thiết bị, hàng tồn kho, vốn tiền mặt…sẽ có số dư là tài sản vô hình. Tài sản vô hình này có thể chia làm ba phần: giá trị tài sản nhãn hiệu, giá trị của những yếu tố phi nhãn hiệu (nghiên cứu, bằng sáng chế…) và giá trị của những yếu tố ngành nghề (quy định của ngành…). Trong đó, tài sản nhãn hiệu được cho là hàm số của yếu tố thâm niên và thời điểm xuất hiện trên thị trường; cho phí quảng cáo cộng dồn; tỷ lệ quảng cáo hiện tại so với tổng chi phí quảng cáo toàn ngành.

Ưu điểm và nhược điểm của định giá thương hiệu

Ưu điểm và nhược điểm của định giá thương hiệu

Ưu điểm của định giá thương hiệu

  • Định giá thương hiệu giúp doanh nghiệp nhận thức được giá trị thương hiệu, từ đó đưa ra quyết định chiến lược phù hợp.
  • Một thương hiệu mạnh có thể giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng huy động vốn từ các nhà đầu tư hoặc ngân hàng. Giá trị thương hiệu có thể được xem như một tài sản vô hình có giá trị.
  • Thương hiệu mạnh tạo ra lợi thế cạnh tranh, giúp doanh nghiệp dễ dàng thu hút và giữ chân khách hàng. Định giá thương hiệu cho thấy rõ sự khác biệt so với đối thủ.
  • Việc xác định giá trị thương hiệu giúp doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi pháp lý đối với thương hiệu và các tài sản trí tuệ liên quan.

Nhược điểm của định giá thương hiệu

  • Định giá thương hiệu là một quá trình chủ quan và có thể gặp khó khăn trong việc đo lường chính xác giá trị thực sự. Các yếu tố như cảm nhận của khách hàng và thị trường có thể thay đổi.
  • Quy trình định giá thương hiệu có thể yêu cầu đầu tư nhiều thời gian và nguồn lực, đặc biệt là khi cần sự can thiệp của các chuyên gia bên ngoài.
  • Giá trị thương hiệu có thể thay đổi nhanh chóng do các yếu tố bên ngoài như xu hướng thị trường, cạnh tranh và thay đổi trong sở thích của khách hàng.
  • Đối với các doanh nghiệp nhỏ hoặc mới thành lập, việc định giá thương hiệu có thể không mang lại giá trị tương xứng với chi phí bỏ ra, do đó có thể không phải là một ưu tiên cần thiết.
  • Nếu dữ liệu sử dụng để định giá không chính xác hoặc không đầy đủ, kết quả định giá có thể dẫn đến những quyết định sai lầm trong kinh doanh.

Dịch vụ định giá thương hiệu tại Luật Việt An

  • Tư vấn xác định giá trị thương hiệu của doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hoá;
  • Tư vấn xác định giá trị thương hiệu trong hoạt động chia tách doanh nghiệp;
  • Tư vấn xác định giá trị quyền sở hữu trí tuệ khi góp vốn kinh doanh bằng tài sản thương hiệu;
  • Tư vấn xác định giá trị trong việc chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thương hiệu cho doanh nghiệp khác;
  • Xác định giá trị thương hiệu trong các vụ tranh chấp thương hiệu;
  • Hỗ trợ xác định giá trị thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán;
  • Xây dựng chiến lược phát triển và quản trị thương hiệu;
  • Tư vấn khách hàng tham gia các giải thưởng thương hiệu.

Trên đây là phần cung cấp thông tin về định giá thương hiệu tại Việt Nam của Công ty Luật Việt An. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ xin vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ nhanh nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title