Doanh nghiệp trả lương chậm cho người lao động có phải đền bù không?

Tiền lương là quyền lợi cơ bản và quan trong nhất đối với người lao động. Tương ứng, trả tiền lương là nghĩa vụ cơ bản của doanh nghiệp (người sử dụng lao động) đối với người lao động. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều trường hợp vì những lý do chủ quan, khách quan khác nhau mà doanh nghiệp chậm trả lương cho người lao động. Vậy, vấn đề đặt ra là khi doanh nghiệp trả lương chậm cho người lao động có phải đền bù không? Câu trả lời sơ bộ sẽ được trình bày qua bài viết dưới đây của Luật Việt An.

Quy định pháp luật về kỳ hạn trả lương

Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, Bộ luật Lao động 2019 đã quy định rất cụ thể về kỳ hạn trả lương của doanh nghiệp (hay người sử dụng lao động tại Điều 97 như sau:

  • Đối với người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần:
    • Trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc; hoặc
    • Trả gộp (theo thoả thuận) nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.
  • Đối với người lao động hưởng lương theo tháng (được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ):
    • Trả một tháng một lần; hoặc
    • Trả nửa tháng một lần.
  • Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán (kỳ hạn trả lương theo thoả thuận của các bên). Nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.

Doanh nghiệp trả lương chậm cho người lao động có phải đền bù không?

Doanh nghiệp trả lương chậm cho người lao động có phải đền bù không?

Căn cứ quy định tại Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 thì doanh nghiệp phải trả lương cho người lao động theo đúng kỳ hạn. Khi chậm trả lương cho người lao động thì doanh nghiệp phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

Tuy nhiên, có 02 trường hợp sau đây thì doanh nghiệp sẽ không phải đền bù cho người lao động theo quy định này, bao gồm:

  • Vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn, nhưng không được chậm quá 30 ngày;
  • Trả chậm lương dưới 15 ngày.

Xử lý hành vi chậm trả lương cho người lao động của doanh nghiệp

Trả lương chậm là hành vi vi phạm quy định pháp luật nên bắt buộc phải chịu chế tài pháp luật. Theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, doanh nghiệp chậm trả lương cho người lao động sẽ bị xử phạt từ 05 triệu đến 50 triệu đồng, tuỳ thuộc vào số lượng người lao động bị trả chậm lương.

Mức phạt cụ thể như sau:

  • Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
  • Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
  • Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
  • Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
  • Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Ngoài ra, theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều luật này thì khi bị xử phạt hành chính, ngoài việc phải trả lương đầy đủ cho người lao động thì doanh nghiệp còn phải trả thêm cho người lao động khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.

Cần làm gì khi doanh nghiệp trả lương chậm?

quyền lợi của người lao động khi bị doanh nghiệp trả chậm lương

Như phần trên đã phân tích, khi doanh nghiệp trả lương chậm, người lao động có thể được hưởng những quyền lợi về mặt tài chính như sau:

  • Tiền lương trả chậm: Được trả toàn bộ số tiền lương đã bị doanh nghiệp trả chậm
  • Tiền đền bù: Được đền bù một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.
  • Tiền lãi: Được trả một khoản tiền lãi một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương (Chỉ áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp bị xử phạt hành chính và chỉ có cơ quan có thẩm quyền mới có quyền áp dụng biện pháp này).

Để bảo vệ quyền lợi của mình khi bị doanh nghiệp trả chậm lương, người lao động có quyền thực hiện các biện pháp pháp lý như sau:

Yêu cầu, đề nghị doanh nghiệp thanh toán tiền lương trả chậm và tiền đền bù

Hưởng lương là quyền lợi của người lao động và trả lương là nghĩa vụ của người sử dụng lao động. Vì vậy, khi doanh nghiệp chậm trả lương, người lao động hoàn toàn có quyền đựa ra đề nghị, yêu cầu doanh nghiệp thanh toán tiền lương trả chậm và tiền đền bù (tuỳ theo ý chí của người lao động).

Việc yêu cầu, đề nghị có thể được thực hiện bằng lời nói hoặc văn bản. Trên thực tế cho thấy, người lao động nên thực hiện quyền yêu cầu, đề nghị của mình bằng văn bản, không những thể hiện sự trang trọng, lịch sự mà còn có giá trị là nguồn chứng cứ quan trọng nếu vụ việc buộc phải đưa đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giải quyết.

Trình báo với cơ quan có thẩm quyền

Như trên đã đề cập, trả lương chậm cho người lao động là hành vi vi phạm quy định pháp luật. Vì vậy, người lao động có quyền trình báo đến cơ quan có thẩm quyền (thường là Uỷ ban nhân dân các cấp) về hành vi vi phạm quy định pháp luật của doanh nghiệp, đồng thời, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm đó.

Sau quá trình xác minh, nếu đúng có hành vi vi phạm, cơ quan có thẩm quyền sẽ ban hành Quyết định xử phạt hành chính. Trong Quyết định sẽ ghi rõ mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng. Như trên đã phân tích, trong trường hợp này người lao động sẽ được doanh nghiệp thanh toán đầy đủ tiền lương và tiền lãi theo quy định pháp luật.

Khiếu nại

Căn cứ Điều 3 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, người lao động có quyền khiếu nại về hành vi trả chậm lương của doanh nghiệp. Thủ tục khiếu nại được thực hiện theo 02 bước cơ bản như sau:

  • Khiếu lại lần 01 đến Ban lãnh đạo của doanh nghiệp
  • Khiếu nại lần 2 đến Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương Binh và Xã hội, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính nếu thuộc một trong những trường hợp sau:
    • Không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại lần 1 của doanh nghiệp;
    • Quá thời hạn quy định tại Điều 20 Nghị định 24/2018/NĐ-CP mà khiếu nại vẫn chưa được doanh nghiệp giải quyết.

Khởi kiện

Căn cứ Điều 4 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, người lao động có quyền khởi kiện đến Toà án nhân dân có thẩm quyền để giải quyết vụ việc và buộc người lao động trả lương, trả tiền đền bù theo quy định pháp luật.

Trong trường hợp áp dụng biện pháp khởi kiện, người lao động nên cân nhắc những vẫn đề như sau:

  • Người lao động phải chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, cung cấp các chứng cứ, tài liệu chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình. Hồ sơ khởi kiện bao gồm những giấy tờ cơ bản như sau:
    • Đơn khởi kiện;
    • Hợp đồng lao động hoặc tài liệu có giá trị tương tự (thư mời làm việc, văn bản thoả thuận, …);
    • Bảng lương;
    • Các tài liệu khác liên quan.
  • Thời gian tố tụng kéo dài. Theo quy định, thời gian giải quyết một vụ án dân sự theo thủ tục sơ thẩm có thể kéo dài từ 06 tháng – 08 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Tuy nhiên, trên thực tế, thời gian giải quyết có thể bị kéo dài hơn vì khối lượng công việc của mỗi Toà án là rất lớn.
  • Người lao động phải nộp chi phí tố tụng
  • Người lao động có thể không được đảm bảo tối đa quyền lợi vì doanh nghiệp (bị đơn) thường có đội ngũ pháp chế mạnh, am hiểu quy định pháp luật.

Trên đây là nội dung giải đáp của Luật Việt An cho câu hỏi:Doanh nghiệp trả lương chậm cho người lao động có phải đền bù không? Quý khách hàng còn vướng mắc hoặc có yêu cầu hỗ trợ các vấn đề pháp lý liên quan, vui lòng liên hệ tới Luật Việt An để được hỗ trợ kịp thời!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Giải quyết tranh chấp

    Giải quyết tranh chấp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO