Giám sát hải quan hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

(Áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu)

Hiện nay, thương mại điện tử ngày càng phát triển cùng với nhu cầu mở rộng kinh doanh cũng như cung cấp hàng hóa từ thị trường nước ngoài vào Việt Nam. Để phòng rủi do việc hàng giả, hàng kém chất lượng xâm nhập vào thị trường nội địa, các tổ chức, cá nhân có nhãn hiệu đã được bảo hộ tại Việt Nam cần thực hiện giám sát hải quan để cơ quan hải quan xác minh và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Sau đây, Luật Việt An sẽ tư vấn soạn thảo hồ sơ và thủ tục đề nghị giám sát Hải quan.

Sở hữu trí tuệ

Căn cứ pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009, 2019, 2022;
  • Luật Hải Quan 2014, sửa đổi bổ sung 2018, 2020, 2022;
  • Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;
  • Thông tư 13/2015/TT-BTC quy định về kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; kiểm soát hàng giả và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 13/2020/TT-BTC.
  • Thông tư 14/2021/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện vận tải quá cảnh.

Giám sát hải quan xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Cơ quan Hải quan có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu theo quy định tại Điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ bằng:

  • Biện pháp hành chính, có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn trong trường hợp cần thiết để đảm bảo việc xử phạt theo quy định, chẳng hạn như: tạm giữ người, hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm; khám người, phương tiện vận tải, đồ vật; khám nơi cất giấu hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm về sở hữu trí tuệ.
  • Biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 216 Luật Sở hữu trí tuệ, bao gồm: (1) Tạm dừng đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm; (2) Kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm. Trong quá trình thực hiện hai biện pháp quy định này, nếu phát hiện hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ thì cơ quan hải quan có quyền và có trách nhiệm áp dụng biện pháp hành chính để xử lý theo quy định.

Các trường hợp áp dụng 2 biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ như sau:

Tạm dừng làm thủ tục hải quan

Kiểm tra, giám sát hải quan

Biện pháp tạm dừng được áp dụng theo một trong hai trường hợp:

·       Có yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ nhằm thu thập thông tin, chứng cứ về lô hàng để chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền và yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc các biện pháp ngăn chặn, bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính;

·       Cơ quan hải quan chủ động thực hiện nếu trong quá trình thực hiện kiểm tra, giám sát và kiểm soát phát hiện căn cứ rõ ràng để nghi ngờ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ.

Được tiến hành khi có đề nghị của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ nhằm thu thập thông tin để thực hiện quyền yêu cầu áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan.

Việc phát hiện lô hàng có dấu hiệu xâm phạm là cơ sở để người đề nghị tiếp tục yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan.

Nghĩa vụ của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ yêu cầu

Theo Điều 3.8 Thông tư 13/2015/TT-BTC, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu/ đề nghị là chủ thể sở hữu quyền sở hữu trí tuệ (bao gồm chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu quyền chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ) hoặc người được chủ thể quyền sở hữu trí tuệ ủy quyền hợp pháp.

Nghĩa vụ chứng minh quyền

Để đảm bảo việc áp dung biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ là có căn cứ, chủ thể yêu cầu có các nghĩa vụ sau đây:

  • Có bằng chứng sở hữu hợp pháp quyền sở hữu trí tuệ;
  • Có bằng chứng về việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ: Cung cấp đầy đủ thông tin để xác định hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc để phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
  • Nộp đơn cho cơ quan hải quan và nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật;
  • Bồi thường thiệt hại và thanh toán các chi phí phát sinh cho người bị áp dụng biện pháp kiểm soát trong trường hợp hàng hóa bị kiểm soát không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Khi chủ thể yêu cầu đáp ứng đầy đủ các nghĩa vụ trên, cơ quan hải quan mới tiếp nhận và có căn cứ để áp dụng biện phám kiểm soát hải quan liên quan.

Nghĩa vụ bảo đảm tài chính

Để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ quy định tại điểm d khoản 1 Điều này, người yêu cầu áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan phải nộp khoản bảo đảm bằng một trong các hình thức sau đây:

  • Khoản tiền bằng 20% giá trị lô hàng cần áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan hoặc tối thiểu hai mươi (20) triệu đồng nếu không thể xác định được giá trị lô hàng đó;
  • Chứng từ bảo lãnh của ngân hàng hoặc của tổ chức tín dụng khác.

Đề nghị giám sát hải quan

Thông thường, chủ thể quyền thường thực hiện đề nghị giám sát hải quan để có sự phối hợp của cơ quan hải quan trong việc phát hiện lô hàng trước khi có cơ sở để yêu cầu tạm dừng thủ tục hải quan đối với một hoặc nhiều lô hàng bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của mình. Cơ quan hải quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn đề nghị kiểm tra, giám sát hoặc đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều 75 của Luật Hải quan.

Hình thức nộp đề nghị

Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ trực tiếp hoặc thông qua người được ủy quyền hợp pháp nộp đơn đề nghị Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát quản lý về hải quan) giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc gửi trực tiếp/ qua bưu điện tới bộ phận Một cửa của Tổng cục Hải quan.

Hồ sơ đề nghị

Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền hợp pháp cần cung cấp cho cơ quan hải quan đầy đủ các tài liệu sau:

  • Đơn đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo Mẫu số 01 – ĐĐN/SHTT/2020 Phụ lục ban hành kèm Thông tư 13/2015/TT-BTC;
  • Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp hoặc tài liệu khác chứng minh quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền đối với giống cây trồng hoặc tài liệu khác chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền đối với giống cây trồng;
  • Mô tả chi tiết hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, ảnh chụp, các đặc điểm phân biệt hàng thật với hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
  • Danh sách những người xuất khẩu, nhập khẩu hợp pháp hàng hóa có yêu cầu giám sát; danh sách những người có khả năng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
  • Văn bản ủy quyền (trong trường hợp ủy quyền nộp đơn).
  • Chứng từ nộp phí hải quan theo quy định tại Thông tư số 14/2021/TT-BTC: 200.000 đồng/ 01 đơn.

Hồ sơ đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan

Người nộp Đơn đề nghị gửi hồ sơ đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đến Chi cục Hải quan thông qua các hình thức tương tư đơn đề nghị giám sát hải quan, gồm các tài liệu sau:

  • Hồ sơ đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đã được trình bày ở trên;
  • Đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan theo mẫu số 02-ĐTD/SHTT/2020 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư Thông tư 13/2015/TT-BTC;
  • Chứng từ bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc khoản tiền đảm bảo theo quy định;
  • Chứng từ nộp phí hải quan theo tạm dừng làm thủ tục hải quan theo quy định tại Thông tư số 14/2021/TT-BTC.

Thủ tục áp dụng biện pháp kiểm soát hải quan

Áp dụng biện pháp kiểm tra, giám sát

  • Cơ quan hải quan phải thông báo ngay cho người đề nghị về lô hàng bị phát hiện có dấu hiệu xâm phạm quyền.
  • Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày được thông báo, nếu người đề nghị không yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với lô hàng bị phát hiện và cơ quan hải quan không quyết định xem xét việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính thì cơ quan hải quan có trách nhiệm tiếp tục làm thủ tục hải quan cho lô hàng.
  • Thời hạn áp dụng biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là 02 năm kể từ ngày cơ quan hải quan chấp nhận yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ. Thời hạn này có thể được gia hạn thêm 02 năm nhưng không được quá thời hạn bảo hộ đối tượng quyền sở hữu trí tuệ có liên quan theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.

Áp dụng biện pháp tạm dừng

  • Trong vòng 2h sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ yêu cầu, cơ quan hải quan ra thông báo chấp nhận hoặc từ chối có lý do cho người nộp đơn.
  • Trường hợp chấp nhận, Tổng cục Hải quan thông báo qua hệ thống dữ liệu về việc chấp nhận đơn tới các Cục Hải quan tỉnh, thành phố được chỉ định để triển khai.
  • Trong trường hợp phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm, Chi cục Hải quan cung cấp cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thông tin về lô hàng nếu biết, trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày ra quyết định áp dụng biện pháp tạm dừng.
  • Thời hạn tạm dừng làm thủ tục hải quan là tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày Chi cục Hải quan thông báo cho chủ thể quyền, thời hạn có thể kéo dài nhưng tổng thời gian tạm dừng không quá 20 ngày làm việc nếu người yêu cầu có lý do chính đáng và đã nộp thêm khoản tiền bảo đảm theo quy định.
  • Trong thời gian tạm dừng, Chi cục Hải quan thực hiện: yêu cầu cung cấp tài liệu liên quan đến lô hàng, lấy mẫu hoặc cho phép người có liên quan lấy mẫu giám định, trao đổi với Cục Sở hữu trí tuệ để giải quyết các tranh chấp phát sinh, báo cáo Cục và Tổng Cục Hải quan để giải quyết các vụ việc phức tạp.

Khi kết thúc thời hạn tạm dừng, hệ quả pháp lý có thể xảy ra gồm:

  • Người yêu cầu khởi kiện dân sự;
  • Cơ quan hải quan quyết định thụ lý vụ việc theo thủ tục xử lý vi phạm hành chính.
  • Cơ quan hải quan chuyển giao cho cơ quan điều tra, cơ quan khác, tòa án có thẩm quyền để giải quyết nếu không thuộc thẩm quyền;
  • Chi cục hải quan tiếp tục làm thủ tục hải quan cho lô hàng bị tạm dừng làm thủ tục hải quan trong các trường hợp sau đây:
    • Quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan bị đình chỉ hoặc thu hồi theo quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo;
    • Người nộp đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan rút đơn.
    • Không phát hiện vi phạm và/hoặc không có các biện pháp xử lý tiếp theo. Trường hợp này, người yêu cầu phải bồi thường thiệt hại và chi phí phát sinh cho chủ lô hàng và hoàn trả số tiền bảo đảm còn lại sau khi đã thực hiện xong nghĩa vụ bồi thường và chi phí phát sinh cho cơ quan hải quan.

Hình thức đơn yêu cầu xử lý xâm phạm hành chính

Yêu cầu xử lý xâm phạm hành được chủ thể quyền thực hiện khi:

  • Có bằng chứng, căn cứ rõ ràng về hành vi xâm phạm được giám định, xác định trong quá trình tạm dừng thủ tục hải quan ở trên; và
  • Cơ quan hải quan chưa ra quyết định thụ lý vụ việc theo thủ tục xử lý vi phạm hành chính.

Hồ sơ yêu cầu xử lý xâm phạm hành chính được nộp cho cơ quan hải quan bao gồm đơn yêu cầu xử lý xâm phạm và tài liệu, chứng cứ kèm theo cần tuân thủ hình thức quy định tại Điều 89, 90 Nghị định 65/2023/NĐ-CP, theo đó đơn có các nội dung chủ yếu sau đây:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu;
  • Tên, địa chỉ của người yêu cầu xử lý xâm phạm; họ tên người đại diện, nếu yêu cầu được thực hiện thông qua người đại diện;
  • Tên cơ quan nhận đơn yêu cầu;
  • Tên, địa chỉ của người xâm phạm; tên, địa chỉ của người bị nghi ngờ là người xâm phạm trong trường hợp yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bị nghi ngờ xâm phạm;
  • Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan (nếu có);
  • Tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
  • Thông tin tóm tắt về quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồngbị xâm phạm: loại quyền, căn cứ phát sinh quyền, tóm tắt về đối tượng quyền;
  • Thông tin tóm tắt về hành vi xâm phạm: ngày, tháng, năm và nơi xảy ra xâm phạm, mô tả vắn tắt về sản phẩm xâm phạm, hành vi xâm phạm và các thông tin khác (nếu có);
  • Nội dung yêu cầu áp dụng biện pháp xử lý xâm phạm;
  • Danh mục các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn;
  • Chữ ký của người làm đơn và đóng dấu (nếu có).

Các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn bao gồm:

  • Chứng cứ chứng minh là chủ thể quyền nếu người yêu cầu là chủ sở hữu hoặc người được chuyển giao, được thừa kế, kế thừa quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng;
  • Chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm đã xảy ra; chứng cứ nghi ngờ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồngđối với đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan;
  • Văn bản ủy quyền cho người đại diện có công chứng, chứng thực;
  • Các tài liệu, chứng cứ khác để chứng minh yêu cầu của mình.

Dịch vụ yêu cầu giám sát hải quan hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của Công ty Luật Việt An

  • Tư vấn soạn thảo hồ sơ đề nghị giám sát Hải quan;
  • Tư vấn soạn thảo hồ sơ đề nghị tạm dừng Hải quan;
  • Đại diện khách quan làm việc với các cơ quan liên quan liên quan đến thủ tục tạm dừng, kiểm tra, giám sát hải quan hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của Luật Việt An liên quan đến giám sát hải quan hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được hỗ trợ tốt nhất về nội dung liên quan.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO