Quy định về việc chuyển quyền sử dụng quyền tác giả

Quyền tác giả là một trong những quyền sở hữu trí tuệ quan trọng, nhằm bảo vệ quyền lợi và công sức sáng tạo của tác giả đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Một trong những quyền của quyền tác giả là được chuyển quyền sử dụng tác giả cho tổ chức, cá nhân khác. Vậy khi chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, cần lưu ý những vấn đề pháp lý gì? Sau đây, Luật Việt An sẽ tư vấn giải đáp thắc mắc cho quý khách hàng về quy định về việc chuyển quyền sử dụng quyền tác giả tại Việt Nam hiện hành.

Các quyền tác giả nào được chuyển quyền sử dụng quyền tác giả?

Theo Điều 47 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (được sửa đổi bổ sung qua các thời điểm), quy định về chuyển quyền sử dụng quyền tác giả như sau:

“Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng có thời hạn một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 19, khoản 1 Điều 20, khoản 3 Điều 29, khoản 1 Điều 30 và khoản 1 Điều 31 của Luật này”.

Như vậy, các nhóm quyền quy định được chuyển quyền sử dụng quyền tác giả bao gồm:

các nhóm quyền quy định được chuyển quyền sử dụng quyền tác giả

Quyền nhân thân

  • Đặt tên tác phẩm;
  • Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

Quyền tài sản

  • Quyền tài sản như Làm tác phẩm phái sinh; Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần tác phẩm; Phát sóng, truyền đạt đến công chúng tác phẩm; Phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng; 
  • Quyền tài sản của người biểu diễn như: Phát sóng, truyền đạt đến công chúng bản định hình cuộc biểu diễn của mình;  Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi hình; Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính; 
  • Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình như: Sao chép toàn bộ hoặc một phần bản ghi âm, ghi hình của mình; Phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng; Cho thuê thương mại tới công chúng bản gốc, bản sao bản ghi âm, ghi hình của mình; Phát sóng, truyền đạt đến công chúng bản ghi âm, ghi hình của mình;…
  • Quyền của tổ chức phát sóng như: Phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng của mình; Định hình chương trình phát sóng của mình; Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần bản định hình chương trình phát sóng của mình; Phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng.

Các quyền tác giả nào không được chuyển quyền sử dụng quyền tác giả?

Theo Khoản 2 Điều 47 Luật Sở hữu trí tuệ, cần lưu ý một số quyền không được chuyển quyền sử dụng như sau: 

  • Tác giả không được chuyển quyền sử dụng quyền nhân thân bao gồm: Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc; không cho người khác sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
  • Người biểu diễn không được chuyển quyền sử dụng quyền nhân thân bao gồm: Được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn; Bảo vệ sự toàn vẹn của hình tượng biểu diễn không cho người khác xuyên tạc; không cho người khác sửa đổi, cắt xén dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.

Việc chuyển quyền sử dụng quyền tác giả được thể hiện dưới hình thức nào?

Việc chuyển quyền sử dụng quyền tác giả được thể hiện dưới hình thức hợp đồng sử dụng quyền tác giả. Theo quy định tại Điều 48 Luật Sở hữu trí tuệ, hợp đồng sử dụng quyền tác giả phải được lập thành văn bản.

hợp đồng sử dụng quyền tác giả gồm những nội dung

Theo đó, hợp đồng sử dụng quyền tác giả gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

  • Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;
  • Căn cứ chuyển quyền;
  • Phạm vi chuyển giao quyền;
  • Giá, phương thức thanh toán;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

Việc thực hiện, sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng sử dụng quyền tác giả được áp dụng theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả có phải tiến hành thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không?

Theo Điều 41 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan khi có thay đổi chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc thông tin về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan, tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.

Trong khi đó, chuyển quyền sử dụng quyền tác giả chỉ là cho phép sử dụng quyền tác giả có thời hạn, không chuyển giao quyền sở hữu. Do đó, không phải là trường thay đổi chủ sở hữu quyền tác giả nên sẽ không phải tiến hành thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.

Một số lưu ý khi chuyển quyền sử dụng quyền tác giả

 Trong trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có đồng chủ sở hữu thì:

  • Việc chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền tác phẩm phải có sự thoả thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu;
  • Trường hợp có đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu có thể chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác

Tổ chức, cá nhân được chuyển quyền sử dụng quyền tác giả có thể được chuyển quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân khác nếu được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả. 

Việc chuyển quyền không làm mất quyền sở hữu tác phẩm của bên chuyển quyền. Người nhận quyền chỉ được sử dụng trong phạm vi và thời gian đã thỏa thuận. Nếu vi phạm, bên chuyển quyền có quyền yêu cầu bồi thường hoặc chấm dứt hợp đồng.

Sự khác nhau giữa chuyển nhượng quyền tác giả và chuyển quyền sử dụng quyền tác giả

Chuyển nhượng quyền tác giả và chuyển quyền sử dụng quyền tác giả đều là hình thức chuyển giao quyền tác giả, các quyền được chuyển nhượng và chuyển giao quyền sử dụng bao gồm quyền công bố tác phẩm và các quyền về tài sản. Hợp đồng chuyển nhượng và chuyển giao quyền sử dụng quyền tác giả phải được lập thành văn bản. Tuy nhiên, giữa hai hình thức chuyển giao quyền tác giả này có sự khác nhau, cụ thể:

Về quyền sở hữu

Chuyển nhượng quyền tác giả là chuyển giao quyền sở hữu; còn chuyển quyền sử dụng quyền tác giả chỉ là cho phép sử dụng quyền tác giả có thời hạn, không chuyển giao quyền sở hữu.

Về đối tượng được chuyển giao

Quyền đặt tên cho tác phẩm có thể được chuyển giao quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân khác, nhưng không được chuyển nhượng.

Về thời hạn hợp đồng

Chuyển giao quyền sử dụng chỉ trong một thời hạn nhất định theo thoả thuận của các bên trong hợp đồng, còn chuyển nhượng quyền tác giả là vĩnh viễn và không có thời hạn.

Về thủ tục pháp lý

Trường hợp quyền tác giả đã được đăng ký tại Cục Bản quyền tác giả Việt Nam thì sau khi các bên ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả cần thực hiện lại thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả với Cục Bản quyền tác giả Việt Nam. Trường hợp chuyển giao quyền sử dụng quyền tác giả thì không cần phải thực hiện thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. 

Trên đây là những nội dung đáng chú ý trong quy định về việc chuyển quyền sử dụng quyền tác giả. Qúy khách hàng có thắc mắc liên quan hay có nhu cầu tư vấn thủ tục liên quan đến quyền tác giả cũng như các đối tượng sở hữu trí tuệ khác, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được tư vấn hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Giải thể doanh nghiệp

    Giải thể doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO