Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu theo Nghị định thư Madrid

Tổ chức, cá nhân muốn đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống bao gồm những giấy tờ gì? Đây là câu hỏi được rất nhiều cá nhân, tổ chức đặt ra trước khi có ý định đăng ký nhãn hiệu theo thủ tục. Để giải đáp thắc mắc đó cho các bạn, Luật Việt An sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về hồ sở đăng ký nhãn hiệu theo Nghị định thư Madrid để giúp các chủ thể tiến hành tham gia đăng ký nhãn hiệu một cách dễ dàng nhất.

Thỏa ước Madrid - Nghị định thư Madrid

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định thư liên quan đến thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa thông qua tại Madrid ngày 27 tháng 6 năm 1989;
  • Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

Đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo hệ thống Madrid

Đăng ký quốc tế nhãn hiệu là công ước quốc tế ghi nhận sự thỏa thuận của các nước thành viên về việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên.

Hệ thống đăng ký Madrid bao gồm có:

  • Thỏa ước Madrid về đăng ký nhãn hiệu quốc tế về hàng hóa được ký kết tại thủ đô Madrid, Tây Ban Nha ngày 14 tháng 04 năm 1891;
  • Nghị định thư Madrid quy định liên quan đến Thỏa ước Madrid được ký kết năm 1989, mục đích hỗ trợ hệ thống Madrid trở nên linh hoạt và thuận tiện hơn cho nước thành viên do có sự khác biệt về pháp luật quốc gia.

Với hệ thống quản lý đăng ký quốc tế hiện nay của Văn phòng quốc tế (WIPO), một số thủ tục có thể được thực hiện dễ dàng bằng hình thức nộp yêu cầu trực tuyến mà không cần nộp trực tiếp thông qua trung gian là Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Theo đó doanh nghiệp cũng tiết kiệm được chi phí phải nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Tuy nhiên, quốc gia được chỉ định bảo hộ trong đơn đăng ký quốc tế phải là thành viên tham gia hệ thống Madrid.

Sau khi đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo hệ thống Madrid, doanh nghiệp có thể dễ dàng mở rộng việc bảo hộ nhãn hiệu đến các thị trường khác bằng cách chỉ định bổ sung dựa trên đăng ký quốc tế đã có. Việc mở rộng phạm vi lãnh thổ đăng ký theo phương án này dễ dàng đáp ứng nhu cầu phát triển thị trường phù hợp với chiến lược kinh doanh phát triển và tình hình tài chính của từng doanh nghiệp.

Việc quản lý đăng ký quốc tế và duy trì hiệu lực cũng đơn giản hơn so với đăng ký quốc gia. Thời hạn hiệu lực thống nhất giữa các quốc gia, theo thời hạn của đăng ký quốc tế, vì vậy doanh nghiệp chỉ cần tiến hành thủ tục gia hạn một lần cho tất cả các quốc gia, việc quản lý thời hạn cũng dễ dàng hơn so với việc quản lý nhiều thời hạn của nhiều đăng ký quốc gia. Trường hợp cần cập nhập thông tin (tên, địa chỉ), chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ cần thực hiện thủ tục thay đổi một lần cho đăng ký quốc tế, không cần phải thay đổi từng quốc gia.

Nghị định thư Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa

Thỏa ước Madrid ra đời vào năm 1891 với nội dung về bảo hộ nhãn hiệu đã được hình thành từ rất sớm với sự tham gia của nhiều quốc gia thành viên nhưng rất nhiều quốc gia phát triển (trong đó có Liên minh châu Âu, Anh, Mỹ, Canada, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,…) chiếm số lượng lớn đơn đăng ký lại không tham gia nên đã làm suy yếu liên minh quốc tế này. Do đó, Nghị định thư được thông qua vào năm 1989 để sửa chữa những khiếm khuyết trong Thỏa ước, góp phần làm hoàn thiện thêm hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu.

Nghị định thư Madrid nằm trong hệ thống Madrid trong đó bao gồm cả Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid. Với hệ thống này, chúng ta chỉ cần làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu 1 lần tại 1 quốc gia là thành viên của hệ thống, nhãn hiệu đó có thể được bảo hộ tại các quốc gia mà bạn chỉ định trong đơn đăng ký. Điều này giúp giảm bớt thời gian và thủ tục khi thực hiện công việc như sửa đổi, chuyển nhượng, gia hạn bằng.

Sự khác biệt cơ bản giữa Thỏa ước và Nghị định thư

Về cơ bản, nội dung chủ yếu của Thỏa ước và Nghị định thư là giống nhau, cùng quy định về việc nộp đơn quốc tế, quy trình và thủ tục xử lý đơn quốc tế, hiệu lực của đăng ký quốc tế, mối quan hệ giữa các thành viên trong hệ thống,… Tuy nhiên, quy định của Nghị định thư phù hợp hơn với nhu cầu thực tiễn của các quốc gia, các tổ chức liên chính phủ và do đó, thu hút sự tham gia của thành viên.

Tuy nhiên, Nghị định thư đã có một số quy định nhằm khắc phục những khiếm khuyết của Thỏa ước trong đó:

  • Cơ sở đăng ký: Không bắt buộc phải đợi đến thời điểm nhãn hiệu đó được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại nước sở tại thì mới có thể làm thủ tục (chỉ cần nộp hồ sở tại nước sở tại);
  • Ngôn ngữ nộp đơn: Anh, Pháp, Tây Ban Nha;
  • Thời hạn xét tối thiểu: 18 tháng;
  • Thời hạn bảo hộ: 10 năm và có thể gia hạn;
  • Chuyển đổi đơn đăng ký quốc tế thành đơn quốc gia: Đơn đăng ký vẫn có hiệu lực tại chỉ định tại các quốc gia được chỉ định và giữ nguyên ngày chỉ định trong trường hợp đơn đăng ký tại nước xuất xứ bị đình chỉ toàn bộ hoặc một phần danh mục hàng hóa/dịch vụ nếu chỉ định được thực hiện trong vòng 3 tháng kể từ ngày nộp đơn tại nước xuất sứ.

Điều kiện nộp đơn đăng ký nhãn hiệu theo Nghị định thư Madrid

Hiện nay, việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế được thực hiện theo hệ thống Madrid, bao gồm Nghị định thư và Thỏa ước Madrid. Chủ thể muốn đăng ký nhãn hiệu quốc tế cần thực hiện theo quy trình hành chính được quy định trong Nghị định thư và Thỏa ước Madrid.

Điều kiện nộp đơn đăng ký theo Nghị định thư Madrid bao gồm:

  • Cá nhân mang quốc tịch tại nước là thành viên của Hệ thống Madrid hoặc tổ chúc có cơ sở kinh doanh hợp pháp tại nước là thành viên của Hệ thống Madrid có quyền nộp đơn đăng ký quốc tế theo Hệ thống Madrid;
  • Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Hệ thống Madrid cần dựa trên đơn đăng ký cơ sở đã được nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ hoặc đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu theo Nghị định thư Madrid

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu theo Nghị định thư Madrid như sau:

  • 02 Tờ khai yêu cầu đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam, đánh máy theo mẫu số: mẫu số 01 bằng tiếng Việt tại Phụ lục II của Nghị định 65/2023/NĐ-CP;
  • 02 bản Tờ khai MM2 đăng tải tại website: http://wipo.int (ngôn ngữ sử dụng là Tiếng Anh);
  • 05 mẫu nhãn hiệu kèm theo đúng như nhãn hiệu trong đơn đăng ký đã được nộp tại Việt Nam (đơn cơ sở) hoặc giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (đăng ký cơ sở);
  • Bản sao Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cơ sở (tại Việt Nam) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cơ sở đã được cấp;
  • Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam được nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp như Luật Việt An);
  • 02 bản MM18 trong trường hợp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có chỉ định vào Hoa Kỳ;
  • Các tài liệu khác có liên quan (nếu cần).

Chứng từ nộp phí và lệ phí cần nộp kèm đơn:

  • Phí thẩm định sơ bộ hình thức nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Phí nộp cho Văn phòng quốc tế có đăng tải tại website: http://wipo.int.

Trên đây là hồ sơ đăng ký nhãn hiệu theo Nghị định thư Madrid. Quý khách hàng có thắc mắc liên quan hoặc có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu, xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO