Hướng dẫn mới về bảo hiểm tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp

Trong bối cảnh kinh tế ngày càng phát triển, việc bảo vệ sức khỏe và an toàn cho người lao động trở thành một yếu tố thiết yếu đối với sự bền vững của doanh nghiệp. Bảo hiểm tai nạn lao động (TNLĐ) và bệnh nghề nghiệp không chỉ là quyền lợi của người lao động mà còn là trách nhiệm của các tổ chức, doanh nghiệp. Ngày 28/7/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 88/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, Vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc (có hiệu lực thi hành từ ngày 15/9/2020, thay thế Nghị định số 37/2016/NĐ-CP). Bài viết dưới đây Luật Việt An sẽ cung cấp cho quý khách những hướng dẫn mới về bảo hiểm tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp hiện hành.

Một số khái niệm liên quan và điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Tai nạn lao động là gì? Bệnh nghề nghiệp là gì?

Căn cứ theo khoản 8, 9 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Cụ thể như sau:

  • Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
  • Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động.

Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau:

  • Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  • Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc
  • Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động (trường hợp này yêu cầu văn bản theo yêu cầu từ đơn vị)
  • Trên tuyến đường đi từ nơi làm về nhà và về từ nhà đến nơi làm việc. Việc di chuyển phải được thực hiện trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
  • NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên bị tai nạn

Người lao động sẽ không được hưởng chế độ tai nạn lao động nếu thuộc một trong các trường hợp:

  • Bị tai nạn do mâu thuẫn giữa người bị tai nạn lao động và người gây ra tai nạn, không liên quan đến việc thực hiện các công việc, nhiệm vụ lao động theo quy định.
  • NLĐ cố tình, cố ý hủy hoại bản thân
  • Do NLĐ sử dụng các chất kích thích, chất ma túy, chất gây nghiện theo quy định của pháp luật.

Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp

Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:

  • Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ lao động thương binh – xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại
  • Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh

Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động

Căn cứ theo Điều 57 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động, người lao động cần chuẩn bị:

    • Sổ bảo hiểm xã hội.
    • Biên bản hiện trường nơi xảy ra tai nạn lao động
    • Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động đối với trường hợp nội trú.
    • Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.
  • Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp

Căn cứ theo Điều 57 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về hồ sơ hưởng chế đố độ bệnh nghề nghiệp nêu rõ, thì hồ sơ bao gồm:

  • Sổ bảo hiểm xã hội.
  • Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị bệnh nghề nghiệp; trường hợp điều trị ngoại trú thì phải có giấy khám bệnh nghề nghiệp.
  • Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa; trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp thì thay bằng Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
  • Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Mẫu số 05 – HSB).

Hồ sơ yêu cầu trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người sử dụng lao động.

Hồ sơ yêu cầu trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người sử dụng lao động

Đối với người lao động được hưởng chế độ bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ gồm:

  • Biên bản điều tra tai nạn lao động, biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, cấp tỉnh, hoặc Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trung ương.
  • Biên bản giám định y khoa (văn bản xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động hoặc tỷ lệ tổn thương cơ thể do tai nạn lao động) hoặc biên bản xác định người lao động bị chết của cơ quan pháp y hoặc tuyên bố chết của tòa án đối với những trường hợp mất tích.
  • Quyết định bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động của người sử dụng lao động theo mẫu tại Phụ lục II kèm theo Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH
  • Văn bản xác nhận bị tai nạn trên đường đi và về (nếu có) theo mẫu tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH

Đối với người lao động được hưởng chế độ bồi thường bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ gồm các tài liệu sau:

  • Hồ sơ bệnh nghề nghiệp của người lao động theo quy định của pháp luật hiện hành.
  • Biên bản xác định người lao động bị chết do bệnh nghề nghiệp của cơ quan pháp y hoặc biên bản giám định y khoa (văn bản xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do bệnh nghề nghiệp) và kết luận của Hội đồng Giám định Y khoa có thẩm quyền.
  • Quyết định bồi thường bệnh nghề nghiệp của người sử dụng lao động theo mẫu tại Phụ lục III kèm theo Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH 

Lưu ý: Theo Điều 6 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH nêu rõ: Hồ sơ sẽ lập thành 3 bộ: 1 bộ người sử dụng lao động giữ, 1 bộ người lao động giữ. Một bộ gửi Sở Lao động- Thương binh và Xã hội địa phương nơi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có trụ sở chính.

Thủ tục giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Căn cứ theo Điều 59 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về việc giải quyết chết độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

Bước 1: Người lao động nộp hồ sơ hưởng chế độ Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho đơn vị sử dụng lao động

  • Người lao động nộp 01 bộ hồ sơ đề cập ở trên cho đơn vị sử dụng lao động qua 1 trong 3 hình thức là nộp trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc qua giao dịch điện tử
  • Nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH nơi đang chi trả lương hưu hoặc cơ quan BHXH nơi cư trú (trong trường hợp đã thôi việc) hoặc nộp cho đơn vị sử dụng lao động (đối với trường hợp chuyển sang đơn vị SDLĐ khác);
  • Người lao động đã nghỉ hưu, thôi việc hoặc chuyển sang đơn vị sử dụng lao đông khác bị mắc bệnh nghề nghiệp trong thời gian bảo đảm lập hồ sơ theo quy định

Bước 2: Người sử dụng lao động tiếp nhận hồ sơ, và nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghệp của người lao động; người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội

Có thể nộp một trong các hình thức dưới đây:

  • Qua giao dịch điện tử: lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN; trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH qua dịch vụ bưu chính công ích trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động.
  • Qua dịch vụ bưu chính công ích;
  • Trực tiếp tại cơ quan BHXH.

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ 

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 

Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 4: Nhận kết quả 

  • Đơn vị sử dụng lao động: Quyết định về việc hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng hoặc một lần. Thẻ BHYT đối với trường hợp nghỉ việc hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng.
  • Người lao động: nhận trợ cấp bằng một trong các hình thức sau:
  • Thông qua tài khoản cá nhân;
  • Trực tiếp tại cơ quan BHXH (đối với nhận trợ cấp một lần) hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích;
  • Trường hợp ủy quyền cho người khác lĩnh thay, thực hiện theo quy định tại thủ tục “Ủy quyền lĩnh thay các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp” hoặc bản chính Hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật.

Điều kiện hưởng trợ cấp

  • Điều kiện hưởng trợ cấp 1 lần: Người lao động bị Tai nạn lao động- Bệnh nghề nghiệp, suy giảm khả năng lao động từ 5%  -30%.
  • Điều kiện hưởng trợ cấp hàng tháng: Người lao động bị Tai nạn lao động- Bệnh nghề nghiệp, suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên.
  • Điều kiện hưởng trợ cấp phục vụ: Người lao động bị Tai nạn lao động- Bệnh nghề nghiệp, suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù 2 mắt hoặc cụt, liệt 2 chi hoặc bị bệnh tâm thần.

Trên đây là hướng dẫn mới về bảo hiểm tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp của Luật Việt An . Quý khách hàng có thắc mắc liên quan hay có nhu cầu tư vấn pháp lý về lao động hoặc bảo hiểm, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tin tức

    Tin tức

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title