Giảm lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế từ 1.7.2024
Từ ngày 1.7.2024, các doanh nghiệp lữ hành quốc tế sẽ được hưởng mức giảm lệ phí cấp giấy phép kinh doanh. Việc xin cấp giấy phép là điều kiện tiên quyết để thực hiện kinh doanh lữ hành quốc tế tại Việt Nam. Do vây, quy định này đã thúc đẩy sự thành lập mới các công ty lữ hành quốc tế tại Việt Nam, thu hút vốn đầu tư nước ngoài để góp phần phát triển ngành du lịch. Quy định này được áp dụng đến hết năm 2024 theo Thông tư số 43/2024/TT-BTC. Trong bài viết dưới đây, Luật Việt An sẽ thông tin về quy định giảm lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế từ 1.7.2024 theo Thông tư trên.
Quy định mới về giảm lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
Từ ngày 1/7/2024, Bộ Tài chính sẽ giảm 50% đối với các mục lệ phí sau:
Lệ phí nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp, công bố, đăng bạ đại diện sở hữu công nghiệp
Lệ phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa.
Đây là một số lệ phí nhà nước quan trọng được đề cập trong Thông tư số 43/2024/TT-BTC quy định về mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ngày 28/6/2024 và mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.
Mức lệ phí cấp phép kinh doanh lữ hành quốc tế từ 1/7/2024
Mức lệ phí cấp phép hiện hành theo quy định Thông tư 33/2018/TT-BTC được điều chỉnh giảm theo Thông tư mới như sau:
Doanh nghiệp được giảm phí cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế đến khi nào?
Thời hạn có hiệu lực áp dụng của Thông tư số 43/2024/TT-BTC là từ ngày 1/7 đến hết ngày 31/12/2024.
Như vậy, từ 1/1/2025, nếu không có quy định mới, mức phí nhà nước phục vụ cấp phép lữ hành quốc tế sẽ quay trở lại mức cố định được quy định tại Thông tư 33/2018/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế có hiệu lực từ ngày 14/05/2018.
Nộp hồ sơ cấp phép lữ hành quốc tế ở đâu?
Doanh nghiệp có nhu cầu được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế nộp bộ hồ sơ xin cấp phép đến Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (tên gọi trước năm 2023 là Tổng cục Du lịch, tên tiếng Anh: Vietnam National Authority of Tourrism – VNAT) trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để được xem xét cấp Giấy phép lữ hành quốc tế.
Thông tin liên hệ Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam
Địa chỉ: 80 Quán Sứ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: (84-24) 3942 3760
Fax: (84-24) 3942 4115
Email: contact@vietnamtourism.gov.vn
Thông tin liên các phòng chuyên môn, nghiệp vụ Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam
Điện thoại: (84-24) 3942 3760
Phòng Quản lý lữ hành (máy lẻ: 162)
Phòng Quản lý lưu trú du lịch (máy lẻ: 133)
Phòng Quản lý xúc tiến du lịch (máy lẻ: 176)
Phòng Kế hoạch, Tài chính; (máy lẻ: 151)
Phòng Quan hệ quốc tế (máy lẻ: 123)
Phòng Tổ chức cán bộ (máy lẻ: 141)
Văn phòng (máy lẻ: 103)
Các thẩm quyền khác của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Tổng cục Du lịch cũ)
Cho phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức du lịch nước ngoài;
Cấp lại, cấp đổi, thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế;
Tổ chức kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, nội địa trên toàn quốc;
Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận khu du lịch quốc gia trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên;
Tổ chức hội thảo hội nghị về du lịch, phát triển thương hiệu du lịch quốc gia;
Thẩm định, quyết định công nhận và thu hồi quyết định đối với cơ sở lưu trú du lịch hạng 04 sao, 05 sao.
Giải quyết khiếu nại hoặc phối hợp giải quyết khiếu nại, kiến nghị của khách du lịch.
Căn cứ pháp lý: Quyết định số 1536/QĐ-BVHTTDL ngày 15/06/2023, có hiệu lực ngày 01/07/2023.
Người nước ngoài có được giảm lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế không?
Hiện nay theo cam kết WTO, nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư kinh doanh Dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour du lịch (CPC 7471) tại Việt Nam dưới hình thức liên doanh với đối tác Việt Nam với tỷ lệ sở hữu vốn đến 99% trong thông tin đăng ký doanh nghiệp.
Cách tra cứu doanh nghiệp lữ hành đang hoạt động tại Việt Nam:
Về phạm vi cung ứng dịch vụ, theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được phép cung cấp dịch vụ đưa khách vào du lịch Việt Nam (inbound) và lữ hành nội địa đối với khách vào du lịch Việt Nam. Theo đó, khi xin cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế cho hoạt động inbound, công ty có vốn đầu tư nước ngoài do người nước ngoài thành lập cũng được giảm lệ phí cấp phép theo quy định.
Hồ sơ chuẩn bị khi xin cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế tại Việt Nam
Khi xin cấp phép, công ty lữ hành phải nộp bộ hồ sơ đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật Du lịch 2017 và văn bản hướng dẫn thi hành. Khi sử dụng dịch vụ của công ty luật việt an, Quý khách sẽ chỉ cần nghị cung cấp các thông tin sau đây để chuyên viên của chúng tôi soạn thảo hồ sơ theo đúng quy định.
Tài liệu cần chuẩn bị đối với công ty lữ hành 100% vốn Việt Nam
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (phải có đăng ký ngành nghề lữ hành quốc tế tương ứng); Danh sách chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp lữ hành;
Bản sao Giấy tờ pháp lý cá nhân của người địa diện theo pháp luật của doanh nghiệp (CCCD/ Hộ chiếu còn thời hạn).
Bản sao Bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành; hoặc bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác và bản sao có chứng thực chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế;
Chứng chỉ, giấy chứng nhận ngoại ngữ do cơ quan có thẩm quyền cấp. Văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh lữ hành do ngân hàng phát hành với mức ký quỹ:
250 triệu VND cho dịch vụ đưa khách nước ngoài vào Việt Nam
500 triệu VND nếu có bao gồm dịch vụ đưa khách nước ngoài từ Việt Nam ra nước ngoài.
Tài liệu cần chuẩn bị đối với công ty lữ hành có vốn nước ngoài
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (phải có đăng ký ngành nghề lữ hành quốc tế tương ứng); Danh sách chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp lữ hành;
Bản sao Giấy tờ pháp lý cá nhân của người địa diện theo pháp luật của doanh nghiệp (CCCD/ Hộ chiếu còn thời hạn).
Bản sao Bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành; hoặc bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác và bản sao có chứng thực chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế; Chứng chỉ, giấy chứng nhận ngoại ngữ do cơ quan có thẩm quyền cấp. Văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh lữ hành do ngân hàng phát hành với mức ký quỹ 250 triệu VND cho dịch vụ đưa khách nước ngoài vào Việt Nam.
Quy trình cấp phép kinh doanh lữ hành quốc tế tại Việt Nam
Trường hợp cấp lại cấp đổi giấy phép có được giảm lệ phí không?
Quy định giảm lệ phí hiện hành áp dụng với cả ba trường hợp hợp:
Cấp mới;
Cấp đổi;
Cấp lại.
Do vậy, trường hợp doanh nghiệp cấp đổi/ cấp lại giấy phép cũng sẽ được giảm lệ phí theo quy định mới.
Trên đây là một số nội dung cập nhật của Luật Việt An về quy định giảm lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế từ 1.7.2024. Quý khách có nhu cầu xin cấp phép kinh doanh lữ hành, tư vấn thành lập công ty lữ hành tại Việt Nam, vui lòng liên hệ đến Luật Việt An để được tư vấn trực tiếp và chính xác nhất!