Chiều ngày 25/11/2015, tại Kỳ họp thứ 10 – Quốc hội khóa XIII, Quốc hội đã thông qua Luật trưng cầu ý dân 2015. Đây là văn bản pháp lý có giá trị cao nhất nhằm hiện thực hóa Quy định về trưng cầu ý dân tại Hiến pháp 2013. Kể từ ngày 01/07/2016, khi Luật trưng cầu ý dân chính thức có hiệu lực, toàn thể nhân dân sẽ có quyền tham gia đóng góp ý kiến vào các vấn đề quan trọng của đất nước. Cụ thể:
Việc trưng cầu ý dân được thực hiện trong phạm vi toàn quốc.
Quốc hội xem xét, quyết định trưng cầu ý dân về các vấn đề như:
Toàn văn hoặc một số nội dung quan trọng của Hiến pháp;
Vấn đề đặc biệt quan trọng về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, quốc phòng, an ninh, đối ngoại có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của quốc gia;
Vấn đề đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước và vấn đề đặc biệt quan trọng khác của đất nước.
Luật trưng cầu ý dân ra đời thể chế hóa quyền làm chủ của nhân dân đối với những vấn đề quan trọng của đất nước, theo đúng tinh thần xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân theo Hiến pháp 2013.
Công ty có vốn đầu tư nước ngoài khi làm thủ tục thay đổi thành viên công ty phải tiến hành thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thay đổi Giấy...