Mẫu quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc

Việc đánh giá hiệu quả công việc là một yếu tố quan trọng trong mọi tổ chức. Để đảm bảo công việc được thực hiện một cách hiệu quả và công bằng, việc xây dựng một quy chế đánh giá rõ ràng và cụ thể là điều cần thiết. Thông qua bài viết dưới đây, Luật Việt An sẽ cung cấp cho quý khách mẫu quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc.

Mẫu quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc

Nguyên tắc đánh giá xây dựng quy chế mức độ hoàn thành công việc

Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể về các nội dung cần có trong Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc của người lao động. Tuy nhiên, Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc đảm bảo các nguyên tắc sau:

  • Quy chế cần phải được xây dựng phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh của từng doanh ngiệp.
  • Thiết kế bảng mô tả công việc không chỉ cho từng phòng, ban, đội nhóm, đơn vị mà còn phải cụ thể cho từng vị trí, chức danh trong sơ đồ tổ chức của Bảng mô tả công việc thường được thiết kế và ký đồng thời với thời điểm giao kết hợp đồng lao động như là một phụ lục của hợp đồng lao động và là một phần không thể tách rời của hợp đồng lao động. Từ bảng mô tả công việc này, người sử dụng lao động sẽ có đủ cơ sở để đối chiếu các tiêu chí được quy định trong Quy chế;
  • Xây dựng Quy chế như là một quy chế sẽ được áp dụng nội bộ trong DN mà phải được lấy ý kiến của tập thể người lao động theo quy định của pháp luật lao động. Cụ thể, doanh nghiệp phải thực hiện quy chế dân chủ tại nơi làm việc bằng cách tổ chức đối thoại với tập thể người lao động để thảo luận và lấy ý kiến của tập thể người lao động về các nội dung có trong Quy chế
  • Quy chế cũng cần có điều khoản quy định về các biện pháp xử lý được áp dụng có liên quan đến các tình huống khi người lao động không đạt được các chỉ số/kết quả như mong đợi trong Quy chế.
  • Các quy định về việc đánh giá mức độ hoàn thành công việc khi người lao động làm việc theo hình thức làm việc tại nhà, từ xa, trực tuyến, di động, người sử dụng lao động khó mà có thể xác định được mức độ hoàn thành công việc của người lao động vì không có sự quản lý từ cấp trên trực tiếp đối với người lao động vì các công việc của người lao động được thực hiện chủ yếu thông qua các nền tảng công nghệ.

Nội dung quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc

Nội dung quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc

Thời hạn đánh giá

  • Đánh giá định kỳ: Thực hiện định kỳ hàng tháng, quý hoặc năm.
  • Đánh giá đột xuất: Thực hiện khi có yêu cầu hoặc sự kiện đặc biệt.

Tiêu chí đánh giá:

  • Hiệu quả công việc: hoàn thành công việc đúng hạn, chất lượng, đạt được các mục tiêu đã đề ra, khả năng giải quyết vấn đề, đóng góp vào thành tích chung của đơn vị.
  • Chất lượng công việc: độ chính xác của công việc; sự sáng tạo và đổi mới; khả năng làm việc độc lập và nhóm.
  • Thái độ làm việc: sự chủ động, trách nhiệm; tinh thần hợp tác, kỷ luật, khả năng thích ứng
  • Kỹ năng: kỹ năng chuyên môn, kỹ năng giao tiếp; kỹ năng làm việc nhóm.

Quy trình đánh giá:

  • Lập kế hoạch đánh giá: Xác định thời gian, đối tượng, tiêu chí đánh giá.
  • Thu thập thông tin: Thông qua tự đánh giá, đánh giá của cấp trên, đồng nghiệp, khách hàng.
  • Phân tích kết quả: Đánh giá tổng hợp, so sánh với các tiêu chí đã đề ra.
  • Lập biên bản đánh giá: Ghi nhận kết quả đánh giá, các điểm mạnh, yếu.
  • Thông báo kết quả: Thông báo cho nhân viên về kết quả đánh giá và kế hoạch phát triển.

Người tham gia đánh giá:

  • Nhân viên: Tự đánh giá năng lực và hiệu quả công việc của mình.
  • Cấp trên trực tiếp: Đánh giá kết quả công việc, thái độ làm việc của nhân viên.
  • Đồng nghiệp: Đánh giá về tinh thần hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau.
  • Khách hàng: Đánh giá về chất lượng dịch vụ, sản phẩm.

Hình thức đánh giá:

  • Đánh giá bằng số: Sử dụng thang điểm để đánh giá từng tiêu chí.
  • Đánh giá bằng lời: Mô tả cụ thể về thành tích và hạn chế của nhân viên.
  • Kết hợp cả hai hình thức trên.

Sử dụng kết quả đánh giá:

  • Quyết định tăng lương, thưởng: Dựa trên kết quả đánh giá để quyết định mức tăng lương, thưởng cho nhân viên.
  • Xây dựng kế hoạch phát triển nhân sự: Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực cho nhân viên.
  • Quyết định bổ nhiệm, luân chuyển: Dựa trên kết quả đánh giá để đưa ra quyết định về việc bổ nhiệm, luân chuyển nhân sự.

Bảo mật thông tin:

  • Thông tin đánh giá được bảo mật tuyệt đối.
  • Chỉ những người có thẩm quyền mới được tiếp cận thông tin này.

Xử phạt khi ban hành quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc nhưng không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở

Căn cứ theo khoản 3 Điều 12  và khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP nếu như doanh nghiệp có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở nhưng lại không tham khảo ý kiến của tổ chức này mà ban hành quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc của người lao động và sử dụng nó thì doanh nghiệp có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10 – 20 triệu (đối với tổ chức).

Cách áp dụng quy chế đánh giá mức độ hoàn thiện công việc được hiệu quả

Cách áp dụng quy chế đánh giá mức độ hoàn thiện công việc được hiệu quả

  • Đảm bảo được rằng Quy chế đã được ban hành theo đúng quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật lao động và người sử dụng lao động đã bố trí cho người lao động được làm việc theo đúng vị trí, chức năng và nhiệm vụ được miêu tả trong hợp đồng lao động và bảng mô tả công việc đính kèm hợp đồng lao động.
  • Đảm bảo việc đánh giá mức độ hoàn thành công việc của cá nhân hoặc tập thể sẽ căn cứ theo Quy chế đã được xây dựng bằng cách theo sát các tiêu chí được đưa ra trong Quy chế đối với từng công việc và nhiệm vụ cụ thể được nêu trong hợp đồng lao động hay bảng mô tả công việc đính kèm hợp đồng lao động.
  • Bên cạnh, việc đánh giá người lao động có biểu hiện làm việc không hiệu quả, không có năng lực làm việc thì cũng cần có những nhận xét và đánh giá tích cực đối với người lao độngcó năng suất và chất lượng làm việc tốt và cho phép những NLĐ đó được hưởng những phúc lợi lao động về lương, thưởng hay các ưu đãi khác.

Trên đây là tư vấn pháp lý của Luật Việt An về mẫu quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào khác liên quan đến mẫu quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc, xin hãy liên hệ với Luật Việt An để được tư vấn cụ thể và chi tiết hơn. Xin chân thành cảm ơn Quý khách!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tin tức doanh nghiệp

    Tin tức doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title