Nghị định 02/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Tài nguyên nước
Mới đây, kể từ ngày 01/2/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước mang số hiệu 02/2023/NĐ-CP. Theo đó, Nghị định 02/2023/NĐ-CP được ban hành và thay thế cho Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.
Toàn văn Nghị định 02/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Tài nguyên nước như sau:
Những thông tin cơ bản của Nghị định 02/2023/NĐ-CP
Số ký hiệu: 02/2023/NĐ-CP.
Loại văn bản: Nghị định.
Ngày ban hành: 01/2/2023.
Ngày có hiệu lực: 20/3/2023
Cơ quan ban hành: Chính phủ.
Người ký: Trần Hồng Hà.
Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên Nước về lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư và công khai thông tin trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Điều tra cơ bản tài nguyên nước
Những điểm mới đáng chú ý của Nghị định 02/2023/NĐ-CP
Về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Phạm vi điều chỉnh
Nghị định 02/2023/NĐ-CP đã bổ sung thêm về việc quy định các Điều, khoản chi tiết tại Luật Tài nguyên nước, đồng thời bổ sung thêm phạm vi điều chỉnh bao gồm thêm: diện tích rừng bị mất và đóng góp kinh phí cho bảo vệ, phát triển rừng, đăng ký, cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước, thăm dò, khai thác nước dưới đất.
Về đối tượng áp dụng
Đây là điểm mới được quy định thêm, theo đó tại Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định đối tượng áp dụng bao gồm: Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có hoạt động liên quan đến các nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị dịnh này.
Về lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân liên quan trong việc khai thác và sử dụng tài nguyên nước
So với Nghị định 201/2013/NĐ-CP thì Nghị định 02/2023 đã quy định cụ thể đối tượng được lấy ý kiến sẽ là đại diện cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo quy định tại Điều 6 của Luật Tài nguyên nước, bao gồm những đối tượng như sau:
Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.
Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Đại diện đơn vị quản lý, vận hành công trình khai thác, sử dụng nước chịu ảnh hưởng của việc khai thác, sử dụng nước của dự án và tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Đồng thời, tại các dự án có xây dựng công trình, sử dụng hay xả nước thải vào nguồn nước có giải thích rõ công trình khai thác, sử dụng nước dưới lòng đất có lưu lượng từ 12.000 m3/ngày đêm trở lên bao gồm một hoặc nhiều giếng khoan, giếng đào, hố đào, hành lang, mạch lộ, hang động khai thác nước dưới đất thuộc sở hữu của một tổ chức, cá nhân và có khoảng cách liền kề giữa chúng không lớn hơn 1000m.
Về việc xin giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất
Nghị định mới đã quy định trước khi xây dựng công trình khai thác nước dưới đất hoặc chỉnh tăng lưu lượng khai thác mà vượt quá 25% lưu lượng quy định trong giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất đã cấp mà có khoan bổ sung giếng khai thá thì chủ đầu tư phải thực hiện thăm dò để đánh giá trữ lượng, chất lượng hay khả năng khai thác và phải có giấy phép thăm dò. Trừ các trường hợp khai thác, sử dụng nước dưới đất không phải xin cấp phép.
Ngoài ra, Nghị định 02/2023/NĐ-CP còn quy định rõ về các trường hợp khai thác và sử dụng tài nguyên nước không phải đăng ký, không cần có giấy phép được quy định tại Điều 16 Nghị định này.
Đối với các trường hợp công trình khi khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải đăng ký, phải có giấy phép. Trong đó, đã có điều chỉnh và bổ sung đối với một số trường hợp công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải đăng ký, như sau:
Công trình khai thác, sử dụng nước mặt khác cho mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản (không bao gồm các mục đích khác có quy mô thuộc trường hợp phải cấp phép) với lưu lượng khai thác lớn hơn 0,1 m3/giây đến 0,5 m3/giây.
Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất trên đất liền bao gồm cả nuôi trồng thủy sản, kinh doanh, dịch vụ với quy mô trên 10.000 m3/ngày đêm đến 100.000 m3/ngày đêm.
Sử dụng nước dưới đất tự chảy trong moong khai thác khoáng sản để tuyển quặng mà không gây hạ thấp mực nước dưới đất hoặc bơm hút nước để tháo khô lượng nước tự chảy vào moong khai thác khoáng sản.
Điều kiện cấp phép
Đối với các trường hợp thăm dò, khai thác, sử dụng nước mà chưa có giấy phép tài nguyên nước, cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước khi đáp ứng các điều kiện cấp phép theo quy định tại khoản 1 Điều 20 của Nghị định này.
Ngoài ra, Nghị định cũng đã bổ sung thêm quy định về việc xử lý các hành vi vi phạm do thăm dò, khai thác, sử dụng nước mà không có giấy phép tài nguyên nước thì sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.
Thẩm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép tài nguyên nước
Về thẩm quyền, tại Nghị định 201/2013/NĐ-CP chỉ mới quy định Bộ Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền thực hiện việc cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép tài nguyên nước đối với các trường hợp được quy định tại Nghị định này. Điều này gây ra sự không đồng bộ giữa các văn bản pháp luật có liên quan. Để giải quyết vấn đề này, Nghị định 02/2023/NĐ-CP đã quy định thêm cơ quan có thẩm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép là Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh, các trường hợp bao gồm:
Thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng trên 10 m3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm
Khai thác, sử dụng nước biển cho mục đích sản xuất bao gồm cả nuôi trồng thủy sản, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với lưu lượng trên 100.000 m3/ngày đêm đến dưới 1.000.000 m3/ngày đêm.
Ngoài những điểm khác biệt nêu trên, Nghị định này quy định đối với tổ chức và cá nhân khai thác, sử dụng nước đã được cấp giấy phép khai thác và sử dụng tài nguyên nước theo quy định của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP mà có sự thay đổi về thẩm quyền cấp phép theo quy định của Nghị định02/2023/NĐ-CP thì sẽ được tiếp tục thực hiện đến hết thời hạn ghi trong giấy phép. Trước khi giấy phép hết hạn, tổ chức, cá nhân phải nộp hồ sơ sẽ phải đề nghị cấp phép trình cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định của Nghị định này.
Những quy định khác
Ngoài những điểm khác nêu trên, Nghị định 02/2023/NĐ-CP mới này đã bổ sung thêm những trình tự, thủ tục mới, khắc phục những khó khăn vướng mắc của Nghị định 201/2013/NĐ-CP trong quá trình thực hiện như sau:
Trình tự, thủ tục trả lại giấy phép tài nguyên nước.
Trình tự, thủ tục đăng ký khai thác nước dưới đất.
Trình tự, thủ tục đăng ký khai thác sử dụng nước mặt, nước biển.
Đối với hồ sơ cấp lại giấy phép tài nguyên nước, Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định rõ hơn về những giấy tờ cần thiết đối với những trường hợp yêu cầu cấp lại giấy phép tài nguyên nước như sau:
Tài liệu chứng minh cấp lại giấy phép đối với các trường hợp đổi tên, nhận chuyển nhượng, bàn giao, sáp nhập, chia tách, cơ cấu lại tổ chức.
Với trường hợp cấp lại giấy phép do chuyển nhượng, hồ sơ còn phải bao gồm giấy tờ chứng minh việc chuyển nhượng công trình, việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến hoạt động khai thác, sử dụng nước và các tài liệu có liên quan.
Quý khách có nhu cầu tư vấn về pháp luật dân sự, pháp luật đầu tư xin vui lòng liên hệ công ty Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.