Nghị định 27/2023/NĐ-CP quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản

Mới đây, kể từ ngày 31/5/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản mang số hiệu 27/2023/NĐ-CP. Theo đó, Nghị định 27 /2023/NĐ-CP được ban hành và thay thế cho Nghị định số 164/2016/NĐ-CP ngày 24/12/2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

Toàn văn nghị định 27/2023/NĐ-CP quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản do chính phủ ban hành:

Tải toàn văn Nghị định 27/2023/NĐ-CP tại đây
downlaw

Những thông tin cơ bản của Nghị định 27/2023/NĐ-CP

Số ký hiệu: 27/2023/NĐ-CP.

Loại văn bản: Nghị định.

Ngày ban hành: 31/5/2023.

Ngày có hiệu lực: 15/7/2023

Cơ quan ban hành: Chính phủ.

Người ký: Lê Minh Khái.

Những điểm mới đáng chú ý của Nghị định 27/2023/NĐ-CP

Quy định về mức thu phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản

Theo đó, Nghị định quy định mức thu phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản được quy định như sau:

  • Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác tận thu khoáng sản theo quy định của pháp luật khoáng sản bằng 60% mức thu phí của loại khoáng sản tương ứng quy định tại Biểu khung mức thu phí ban hành kèm theo Nghị định 27/2023/NĐ-CP.
  • Về mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản (bao gồm cả trường hợp hoạt động sản xuất và kinh doanh của các tổ chức, cá nhân không nhằm mục đích khai thác khoáng sản nhưng thu về được khoáng sản) được quy định theo Biểu khung mức thu phí ban hành kèm theo Nghị định này.

Ngoài ra, Nghị định đã sửa đổi khung mức phí đối với khai thác đá làm mỹ nghệ khối lớn, đá hoa trắng để sản xuất bột carbonat. Theo đó, bổ sung quy định thu phí đối với đá hoa trắng sản xuất bột carbonat là từ 1.500 – 7.500 đồng/tấn.

Như vậy, theo Nghị định 27/2023/NĐ-CP mới thì khung mức phí đối với sỏi, cuội, sạn, cát, đất sét, đá làm vật liệu xây dựng thông thường đã được tăng thêm so với các loại vật liệu này tại Nghị định 164/2016/NĐ-CP. Góp phần khuyến khích sử dụng những vật liệu khác thay thế các loại khoáng sản này. Đồng thời, khung mức phí về đá làm vật liệu xây dựng thông thường cũng được điều chỉnh theo hướng tăng, góp phần hạn chế khai thác manh mún, nhỏ lẻ, kém hiệu quả, khuyến khích sử dụng vật liệu khác thay thế.

Các trường hợp sẽ được miễn phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản

Theo Nghị định 27/2023/NĐ-CP sẽ quy định những trường hợp sẽ được miễn phí bảo vệ môi trường, đây là điểm mới so với Nghị định 164/2016/NĐ-CP với Nghị định bảo cụ thể như sau:

  • Miễn phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích đất thuộc quyền sử dụng đất của hộ gia đình cá nhân hay để xây dựng các công trình của hộ gia đình, cá nhân trong diện tích đó.
  • Các hoạt động khai thác đất, đá để san lấp và xây dựng công trình an ninh, quân sự, phòng chống thiên tai, khắc phục thiên tai.
  • Trong trường hợp đất, đá khai thác vừa sử dụng cho san lấp và xây dựng công trình an ninh, quân sự, phòng chống thiên tai, khắc phục thiên tai mà vừa sử dụng cho mục đích khác thì tổ chức, cá nhân đó sẽ phải chịu trách nhiệm xác định khối lượng đất, đá thuộc đối tượng miễn phí. Theo đó, số lượng đất, đá sử dụng cho mục đích khác sẽ phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

Theo đó, Nghị định này còn bổ sung thêm điều kiện sẽ được miễn phí bảo vệ môi trường trong trường hợp cá nhân, tổ chức sử dụng đất đá bóc hay đất đá thải từ quá trình khai thác để cải tạo và phục hồi môi trường tại khu vực khai thác theo phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Quy định miễn thu phí này nhằm khuyến khích tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản để cải tạo, phục hồi môi trường.

Lưu ý: Việc xác định số lượng đất đá bóc, đất đá thải được miễn phí bảo vệ môi trường căn cứ vào các loại giấy tờ như sau:

  • Biên bản nghiệm thu khối lượng của từng khâu công nghệ khai thác bao gồm gồm: Chuẩn bị đất đá, xúc bốc, vận tải, thải đá theo quy định pháp luật hiện hành.
  • Phương án cải tạo vavf phục hồi môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại khoản 3 Điều 67 Luật Bảo vệ môi trường.
  • Hồ sơ đóng cửa mỏ bắt buộc phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật khoáng sản.

Quy định về người nộp phí

Nghị định 27/2023/NĐ-CP đã bổ sung thêm quy định về người nộp phí để bảo đảm thống nhất với luật khoáng sản. Theo đó, người nộp phí bao gồm:

  • Tổ chức và cá nhân khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật khoáng sản.
  • Tổ chức và cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài được phép khai thác dầu thô, khí thiên nhiên, khi than trên cơ sở hợp đồng dầu khí hoặc thực hiện dịch vụ dầu khí theo quy định của pháp luật dầu khí.
  • Các tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản nhỏ lẻ bán cho tổ chức và cá nhân làm đầu mối thu mua và tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua phải cam kết chấp thuận bằng văn bản về việc kê khai, nộp phí thay cho tổ chức, cá nhân khai thác thì tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp phí.

Về đối tượng chịu phí

Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản là hoạt động khai thác dầu thô, khí thiên nhiên và khí than hay các loại khoáng sản kim loại và khoáng sản không kim loại đã được quy định tại Biểu khung mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản ban hành kèm theo Nghị định này.

Ngoài ra, Nghị định cũng sửa đổi, bổ sung thêm quy định về tổ chức thực hiện. Theo đó, tại điều 9 Nghị định 27/2023/NĐ-CP đã được bổ sung các quy định về việc phối hợp giữa cơ quan thuế và cơ quan tài nguyên và môi trường trong việc đối chiếu thông tin nhằm hạn chế tình trạng gian lận, thông tin kê khai không khớp, dễ gây ra việc thất thu ngân sách.

Việc thực hiện thu phí bảo vệ môi trường đối với khoáng sản theo quy định tại Nghị định 27/2023/NĐ-CP sẽ góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản; tăng cường quản lý khai thác khoáng sản. Đồng thời khuyến khích đầu tư phát triển công nghệ, khai thác hiệu quả, tiết kiệm khoáng sản gắn liền với công tác bảo vệ môi trường. Góp phần phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đối với môi trường, khắc phục suy thoái, ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra và bảo vệ, tái tạo cảnh quan môi trường nơi khai thác khoáng sản.

Phương pháp tính phí

Bổ sung thêm phương pháp tính phí đối với khoáng sản chứa nhiều khoáng vật, khoáng chất có ích sẽ được thực hiện theo công thức:

F = [(Q1 x f1) + (Q2 x f2)] x K.

Trong đó:

  • F là số phí bảo vệ môi trường phải nộp trong kỳ (tháng).
  • Q1 là khối lượng đất đá bóc, đất đá thải trong kỳ nộp phí (m3).
  • f1 là mức thu phí đối với số lượng đất đá bóc, đất đá thải: 200 đồng/m3.
  • Q2 là tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai khai thác thực tế trong kỳ nộp phí (tấn hoặc m3).
  • f2 là mức thu phí tương ứng của từng loại khoáng sản khai thác (đồng/tấn hoặc đồng/m3).
  • K là hệ số tính phí theo phương pháp khai thác, trong đó: Khai thác lộ thiên (bao gồm cả khai thác bằng sức nước như khai thác titan, cát, sỏi lòng sông, suối, lòng hồ thủy điện, thủy lợi, cửa biển): K = 1,1. Khai thác hầm lò và các hình thức khai thác khác (khai thác dầu thô, khí thiên nhiên, nước khoáng thiên nhiên và các trường hợp còn lại): K = 1.

Ngoài ra. Nghị định này cũng đã bổ sung mức phí đối với việc xác định số lượng khoáng sản nguyên khai đối với khoáng sản chính và từng khoáng sản đi kèm. Mức phí đối với trường hợp này sẽ bằng tỷ lệ từng loại khoáng sản nguyên khai có trong tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai = (Hàm lượng trung bình của từng loại khoáng sản có trong quặng nguyên khai khai thác/ Tổng hàm lượng trung bình của các loại khoáng sản có trong quặng nguyên khai khai thác).

Tổ chức thu phí

Ngoài ra, để đồng bộ, thống nhất giữa các văn bản pháp luật khác nhau và tránh quy định lặp lại nội dung về kê khai nộp phí Nghị định cũng đã sửa thay thế Điều 3 tại Nghị định 164/2016/NĐ-CP quy định về tổ chứuc thu phí sẽ là cơ quan thuế quản lý trực tiếp nơi có hoạt động khai thác khoáng sản và được sửa đổi thành tổ chức thu phí bảo vệ môi trường sẽ là cơ quan thế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Quý khách có nhu cầu tư vấn về pháp luật dân sự, pháp luật đầu tư, dịch vụ kinh doanh bảo hiểm xin vui lòng liên hệ công ty Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title