Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trám lấp giếng không sử dụng áp dụng từ năm 2025

Ngày 26/11/2024, Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư 22/2024/TT-BTNMT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trám lấp giếng không sử dụng. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/5/2025. Thông tư mới ra đời thay cho Thông tư 27/1017 đã bổ sung và hoàn thiện nhiều quy định, hỗ trợ việc áp dụng kỹ thuật trong thực hành và giám sát để việc trám lấp an toàn, hiệu quả. Trong bài viết dưới đây, Luật Việt An sẽ cung cấp cho quý khách hàng những thông tin tư vấn pháp lý khái quát về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trám lấp giếng không sử dụng áp dụng từ năm 2025.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trám lấp giếng không sử dụng áp dụng từ năm 2015 theo quy định tại Thông tư 22/2024/TT-BTNMT

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trám lấp giếng không sử dụng

Đối tượng áp dụng 

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trám lấp giếng không sử dụng áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có liên quan đến việc trám lấp giếng bị hỏng, không còn sử dụng hoặc không có kế hoạch tiếp tục sử dụng, gồm:

  • Giếng khoan, giếng đào để điều tra, đánh giá, thăm dò, khai thác nước dưới đất;
  • Giếng khoan khảo sát địa chất công trình, xử lý nền móng công trình xây dựng, xây dựng công trình ngầm;
  • Giếng khoan thăm dò địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản.

Lưu ý: Giếng khoan thăm dò, khai thác dầu khí không thuộc phạm vi điều chỉnh.

Đối tượng áp dụng của Thông tư 22/2024/TT-BTNMT đã được quy định cụ thể hơn Thông tư 27/1017/TT-BTNMT trước đó, không còn quy định mở về “các hoạt động khoan, đào khác”. Việc quy định cụ thể trên tạo cơ sở áp dụng thống nhất trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, Thông tư 22/2024/TT-BTNMT cũng không còn quy định phân loại giếng không sử dụng để xử lý, trám lấp gồm các giếng khai thác nước dưới đất của công trình khai thác có/không thuộc trường hợp phải xin phép khai thác sử dụng nước, giếng khoan quan trắc nước dưới đất,…

Yêu cầu chung

  • Trước khi thực hiện việc trám lấp giếng không sử dụng, các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân cần:
  • Nghiên cứu hồ sơ thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công giếng (nếu có) và điều kiện thực tế của giếng;
  • Lựa chọn máy móc, trang thiết bị, dụng cụ, vật tư, vật liệu, nhân lực, phương án thi công trám lấp giếng phù hợp để bảo đảm chất lượng, hiệu quả của công tác trám lấp giếng.
  • Việc trám lấp giếng phải bảo đảm thực hiện kịp thời, ngăn chặn nước, chất bẩn từ trên mặt đất xâm nhập vào các tầng chứa nước và ngăn chặn sự lưu thông giữa các tầng, lớp chứa nước khác nhau qua giếng;
  • Tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất.

So với các quy định cũ, Thông tư 22/2024/TT-BTNMT đã bổ sung quy định về yêu cầu mà các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân cần phải thực hiện trước khi thực hiện việc trám lấp giếng không sử dụng nhằm đảm bảo công tác trám lấp giếng được thực hiện có hiệu quả, tiết kiệm thời gian, chi phí.

Quy trình trám lấp giếng không sử dụng

Quy trình trám lấp giếng không sử dụng

Quy trình trám lấp giếng không sử dụng đối với giếng khoan, giếng đào để điều tra, đánh giá, thăm dò, khai thác nước dưới đất và giếng khoan thăm dò địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản y được thực hiện theo thủ tục quy định cụ thể tại Thông tư 22/2024/TT-BTNMT. Ngoài ra, việc thực hiện trám lấp giếng không sử dụng phải bảo đảm theo nội dung yêu cầu quy trình kỹ thuật đối với mỗi bước công việc, cụ thể:

Thông báo về việc trám lấp giếng

Tương tự các quy định tại Thông tư cũ, chủ giếng trước khi tổ chức thi công có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về thời gian, địa điểm trám lấp giếng tới cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn nhất định:

  • Đối với giếng của tổ chức: Nếu giếng trám lấp thuộc trường hợp là giếng khoan, giếng đào để điều tra, đánh giá, thăm dò, khai thác nước dưới đất hoặc giếng khoan thăm dò địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản thì trong thời hạn không quá 10 ngày trước ngày thi công, chủ giếng thực hiện gửi thông báo bằng văn bản kèm theo phương án trám lấp giếng không sử dụng theo mẫu đến Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có giếng trám lấp.
  • Đối với giếng của hộ gia đình và cá nhân: Trong thời hạn không quá 10 ngày trước ngày thi công, chủ giếng thực hiện gửi thông báo trám lấp giếng không sử dụng bằng văn bản theo mẫu đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi có giếng trám lấp.

Kiểm tra, đánh giá tình trạng giếng

Kiểm tra, đo đạc mực nước, chiều sâu, đường kính giếng; đánh giá mức độ thông thoáng, tình trạng các vật cản có trong giếng, đánh giá khả năng rút, nhổ ống…

Vệ sinh giếng

Vệ sinh vớt rác và các vật cản khác trong giếng (nếu có) trước khi tiến hành thi công trám lấp giếng.

Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ, máy móc, thiết bị và nhân lực trám lấp giếng

Về vật liệu

Vật liệu trám lấp giếng được lựa chọn, tính toán khối lượng sử dụng phù hợp và tập kết đến khu vực giếng. Thông tư mới đã bổ sung một số yêu cầu đối với vật liệu, đặc biệt tách biệt yêu cầu giữa các loại giếng khác nhau để việc trám lấp có hiệu quả, cụ thể:

  • Đối với giếng khoan của tổ chức:
  • Sử dụng hỗn hợp vữa: Vữa xi măng, vữa bentonite, sét tự nhiên, vữa xi măng trộn với sét tự nhiên hoặc bentonite hoặc vữa được trộn bằng các vật liệu có tính chất đông kết, trương nở tương đương với sét tự nhiên;
  • Sử dụng vật liệu dạng viên: Sét tự nhiên dạng viên, vật liệu dạng viên có tính chất thấm nước, trương nở tương đương với sét tự nhiên. Vật liệu dạng viên phải bảo đảm có dạng hình cầu và kích thước hạt không lớn hơn 0,25 lần đường kính trong nhỏ nhất của giếng trám lấp.
  • Đối với giếng khoan của hộ gia đình và cá nhân: Căn cứ thực tế, lựa chọn loại vật liệu phù hợp. Trường hợp sử dụng loại vật liệu khác, phải bảo đảm ngăn chặn được nước, chất bẩn từ trên mặt đất xâm nhập vào các tầng chứa nước và ngăn sự lưu thông nước giữa các tầng, lớp chứa nước khác nhau qua giếng sau khi trám lấp.
  • Đối với giếng đào: Sử dụng loại vật liệu trám lấp là đất, sét tự nhiên hoặc vật liệu khác có tính cách nước tốt hơn hoặc tương đương với các lớp đất, đá xung quanh giếng đào.
Về nhân lực, dụng cụ, máy móc, thiết bị
  • Nhân lực, dụng cụ, máy móc, thiết bị thi công trám lấp giếng phải được bảo đảm phù hợp, đáp ứng yêu cầu thi công trám lấp đối với từng loại giếng.
  • Trường hợp sử dụng vật liệu hỗn hợp vữa để trám lấp giếng, phải sử dụng bộ dụng cụ ống đổ hoặc ống bơm vữa và các dụng cụ, máy móc, thiết bị có liên quan để thực hiện nhằm bảo đảm việc trám lấp giếng đúng kỹ thuật.

Thi công trám lấp giếng

Đối với giếng khoan

Việc thi công trám lấp giếng được thực hiện theo trình tự:

  • Lắp đặt bộ dụng cụ, máy móc, thiết bị thi công trám lấp giếng;
  • Kiểm tra khả năng rút, nhổ ống chống: Rút, nhổ được ống chống thì thực hiện đồng thời trám lấp giếng theo từng đoạn phù hợp với chiều dài mỗi đoạn giếng trám lấp (không quá 10 m), chân của cột ống chống luôn nằm trong lớp vật liệu trám lấp để bảo đảm đất đá xung quanh thành giếng không sập lở vào giếng trước khi vật liệu được lấp đầy;
  • Thực hiện trám lấp giếng khoan bằng hỗn hợp vữa:
  • Tính toán, pha trộn khối lượng hỗn hợp vữa đủ lấp đầy mỗi đoạn giếng trám lấp (khoảng 10 m).
  • Thả bộ dụng cụ ống đổ hoặc ống bơm hỗn hợp vữa xuống giếng, cách đáy giếng không quá 10 m.
  • Đổ hoặc bơm hỗn hợp pha trộn qua ống đổ hoặc ống bơm xuống đáy giếng. Sau khi đổ hoặc bơm hết tính toán đủ lấp đầy đoạn giếng ban đầu (khoảng 10 m), tiến hành rút, nhổ ống chống một đoạn bằng với chiều dài đoạn giếng vừa được trám lấp và phải bảo đảm chân của cột ống chống luôn nằm trong lớp vật liệu vừa được trám lấp. Sau đó, kéo bộ dụng cụ ống để thực hiện trám lấp đoạn giếng tiếp theo (không quá 10 m).
  • Thực hiện trám lấp giếng khoan bằng vật liệu dạng viên:
  • Đổ vật liệu từ từ qua miệng giếng với khối lượng phù hợp với thể tích của mỗi đoạn giếng trám lấp (không quá 10 m) và dừng lại sau khi kết thúc mỗi đoạn để kiểm tra tắc. Sau đó, tiếp tục thực hiện trám lấp đoạn giếng tiếp theo (không quá 10 m).
  • Trường hợp đoạn giếng trám lấp nằm trên mực nước trong giếng, cần bổ sung nước bảo đảm vật liệu ngập hoàn toàn trong nước.

Lưu ý:

  • Sau khi hoàn thiện, kiểm tra lần trám lấp đầu, tiếp tục lặp lại quá trình trám lấp theo từng đoạn cho đến khi:
  • Vật liệu lấp đầy miệng giếng (trường hợp rút, nhổ được ống chống);
  • Vật liệu dâng lấp đầy giếng đến cách mặt đất tối thiểu 1,0 m (trường hợp không thể rút, nhổ được ống chống).
  • Tiến hành đào mở rộng miệng giếng đến độ sâu phù hợp để có thể cắt bỏ đoạn ống chống ở độ sâu cách mặt đất tối thiểu 1,0 m.
  • Thực hiện lấp giếng (bao gồm phần đào mở rộng miệng giếng) bằng đất, đá hoặc cát có thành phần đồng nhất với lớp phủ bề mặt khu vực giếng từ độ sâu cắt bỏ đoạn ống chống cho đến bề mặt đất.
Đối với giếng đào

Việc thi công trám lấp giếng được thực hiện với yêu cầu kỹ thuật tương tự các quy định tại Thông tư 72/2017:

  • Vật liệu sử dụng gồm vật liệu đất, sét tự nhiên có tính cách nước tốt hơn hoặc tương đương với các lớp đất đá xung quanh giếng đào.
  • Việc thi công trám lấp giếng phải thực hiện theo từng đoạn; vật liệu được đổ theo từng lớp và phải được đầm, nện; tối thiểu 1m trên cùng của giếng phải được trám lấp bằng sét tự nhiên hoặc vật liệu khác tương đương.

Lưu ý: Sau khi hoàn thành thi công, tháo dỡ bộ dụng cụ, máy móc, thiết bị thi công trám lấp và dọn dẹp rác, vật liệu dư thừa tại khu vực mặt bằng.

Như vậy, có thể thấy so với những quy định trước đó, các quy định về trình tự và điều kiện trong việc thi công trám lấp giếng Thông tư 22/2024/TT-BTNMT được cụ thể hơn, tương thích theo phân loại các loại giếng cũng như các phương thức trám lấp và loại vật liệu khác nhau. Từ đó, chủ giếng có thể dựa vào yêu cầu kỹ thuật trên để thực hiện việc trám lấp an toàn, các cơ quan có thẩm quyền cũng có căn cứ đánh giá, kiểm tra theo dõi việc trám lấp giếng hiệu quả.

Báo cáo kết quả thi công trám lấp giếng

Kế thừa quy định tại Thông tư 72, Thông tư 22/2024/TT-BTNMT tiếp tục ghi nhận trách nhiệm báo cáo của chủ giếng, đồng thời bổ sung các Mẫu báo cáo kết quả thi công trám lấp giếng không sử dụng tại Phụ lục để chủ giếng hoàn  thiện sau khi trám lấp giếng không sử dụng:

  • Đối với giếng của tổ chức: Trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thi công, chủ giếng có trách nhiệm báo cáo về kết quả thi công trám lấp giếng gửi Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có giếng trám lấp.
  • Đối với giếng của hộ gia đình và cá nhân: Trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thi công, chủ giếng có trách nhiệm báo về kết quả thi công trám lấp giếng không sử dụng gửi tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có giếng trám lấp để tổng hợp và cập nhật vào ứng dụng kê khai, đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

Lưu ý: Quy trình trám lấp giếng không sử dụng đối với giếng khoan khảo sát địa chất công trình, xử lý nền móng công trình xây dựng, xây dựng công trình ngầm được thực hiện theo TCVN 9437:2012 Khoan thăm dò địa chất công trình.

Có thể thấy, Thông tư 22/2024/TT-BTNMT đã xây dựng quy định cụ thể về Quy trình trám lấp giếng không sử dụng kết hợp cùng những yêu cầu, quy định kỹ thuật trám lấp giếng, hỗ trợ việc theo dõi, giám sát của cơ quan có thẩm quyền cũng như có căn cứ đánh giá tính hiệu quả, đảm bảo an toàn trong quá trình trám lấp.

Trên đây là phân tích về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trám lấp giếng không sử dụng áp dụng từ năm 2025. Quý khách hàng có thắc mắc liên quan hay có nhu cầu tư vấn các quy định của pháp luật, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tin tức doanh nghiệp

    Tin tức doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO