Quy định về quy chuẩn kỹ thuật

Quy chuẩn kỹ thuật là những quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.

Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành là bắt buộc áp dụng.

Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật gồm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật địa phương.

Các loại quy chuẩn kỹ thuật:

  • Quy chuẩn kỹ thuật chung bao gồm các quy định về kỹ thuật và quản lý áp dụng cho một lĩnh vực quản lý hoặc một nhóm sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình;
  • Quy chuẩn kỹ thuật an toàn bao gồm: các quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu liên quan đến an toàn sinh học, an toàn sinh học, an toàn cháy nổ, an toàn cơ học, an toàn công nghiệp, an toàn xây dựng, an toàn nhiệt, an toàn hóa học, an toàn điện, an toàn thiết bị y tế, tương thích điện từ trường, an toàn bức xạ và hạt nhân; an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn dược phẩm, mỹ phẩm đối với sức khoẻ con người;
  • Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu về chất lượng môi trường xung quanh, về chất thải.
  • Quy chuẩn kỹ thuật quá trình quy định yêu cầu về vệ sinh, an toàn trong quá trình   sản xuất, khai thác, chế biến, bảo quản, vận hành, vận chuyển, sử dụng, bảo trì sản phẩm, hàng hóa.
  • Quy chuẩn kỹ thuật dịch vụ quy định yêu cầu về an toàn, vệ sinh trong dịch vụ kinh doanh, thương mại, bưu chính, viễn thông, xây dựng, giáo dục, tài chính, khoa học và công nghệ, chăm sóc sức khoẻ, du lịch, giải trí, văn hoá, thể thao, vận tải, môi trường và dịch vụ trong các lĩnh vực khác.

Trình tự thực hiện công bố hợp quy

Bước 1: Đánh giá hợp quy do tổ chức chứng nhận được chỉ định ( bên thứ ba) hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp quy ( bên thứ nhất) tự thực hiện;

Có 8 phương thức đánh giá sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn, đó là:

  • Phương thức 1: thử nghiệm mẫu điển hình;
  • Phương thức 2: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;
  • Phương thức 3: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
  • Phương thức 4: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
  • Phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
  • Phương thức 6: đánh giá và giám sát hệ thống quản lý;
  • Phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa;
  • Phương thức 8: thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.

Đối với sản phẩm sản xuất trong nước việc đánh giá thông thường sử dụng phương thức 5, còn đối với sản phẩm nhập khẩu thì sử dụng phương thức7.

Lưu ý: Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp hoặc báo cáo đánh giá hợp quy trường hợp tổ chức, cá nhân tự đánh giá hợp quy là 03 năm kể từ ngày được cấp hoặc ngày ký xác nhận.

Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan chuyên ngành do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định.

Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn:

Có hệ thống đảm bảo chất lượng bằng văn bản

  • Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: không phụ thuộc vào sản phẩm và quy mô;
  • Hệ thống quản lý chất lượng 22.000 áp dụng cho lĩnh vực an toàn thực phẩm;
  • Hệ thống quản lý chất lượng môi trường ISO 14.001 ( khi sản xuất phát thải ra môi  trường bụi, khói, nước thải..thì doanh nghiệp bắt buộc phải có giấy chứng nhận trước khi tiến hành sản xuất);
  • Hệ thống quản lý chất lượng VIETGAP thường áp dụng cho phạm vi rộng như tỉnh, địa phương, nông trường…
  • Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18.001:  doanh nghiệp khi xây dựng hệ thống OHSAS thường tích hợp nó với hệ thống quản lý môi trường (ISO 14001) hoặc một tiêu chuẩn quản lý khác.

Có hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với sản phẩm, hàng hóa

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tin tức doanh nghiệp

    Tin tức doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title