Quy định mới về thẩm định giá và luật giá tại Nghị định 78 và 85 năm 2024

Ngày 19/6/2023, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Giá (sửa đổi), có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024. Đây là một dự án Luật quan trọng, có ảnh hưởng rộng đến nhiều ngành, lĩnh vực. Nhằm hướng dẫn, thực thi quy định mới kịp thời của Luật giá năm 2023, mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 78/2024/NĐ-CP và Nghị định 85/2024/NĐ-CP. Sau đây, Luật Việt An sẽ phân tích Quy định mới về thẩm định giá và luật giá tại Nghị định 78 và 85 năm 2024.

Khái quát Nghị định 78/2024/NĐ-CP và Nghị định 85/2024/NĐ-CP

Nghị định 78/2024/NĐ-CP Nghị định 85/2024/NĐ-CP
Ngày ban hành 01/07/2024 10/07/2024
Ngày có hiệu lực 01/07/2024 10/07/2024
Văn bản thay thế Nghị định 89/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật giá về thẩm định giá, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 12/2021/NĐ-CP Nghị định 177/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật giá, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 149/2016/NĐ-CP
Nội dung chính Hướng dẫn Luật Giá về thẩm định giá Quy định chi tiết một số điều của Luật giá

Phạm vi điều chỉnh của quy định mới về thẩm định giá và luật giá tại Nghị định 78 và 85 năm 2024

Nghị định 78/2024/NĐ-CP

Nghị định này quy định chi tiết Điều 45, 49 và 54 của Luật Giá 2023 về:

Nghị định 78/2024/NĐ-CP

Nghị định 85/2024/NĐ-CP

Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Giá, bao gồm:

  • Khoản 4 Điều 17 về trình tự, thủ tục điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá.
  • Khoản 3 Điều 20 về tổ chức thực hiện bình ổn giá.
  • Khoản 6 Điều 21 về trình tự, thủ tục điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.
  • Khoản 3 Điều 24 về ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá.
  • Khoản 6 Điều 27 về tổ chức hiệp thương giá.
  • Khoản 8 Điều 28 về kê khai giá.
  • Khoản 2 Điều 30 về hàng hóa, dịch vụ áp dụng giá tham chiếu và việc công bố, sử dụng giá tham chiếu.
  • Khoản 2 Điều 37 về công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường.
  • Khoản 5 Điều 38 về xây dựng, quản lý, cập nhật và khai thác cơ sở dữ liệu về giá.

Bổ sung quy định về trình tự, thủ tục điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá

Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá tại Luật Gía năm 2023 sẽ gồm 9 hàng hóa, dịch vụ. Như vậy, điểm mới của Luật Gía năm 2023 đối với Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá là đã bổ sung mặt hàng thức ăn chăn nuôi và đưa ra khỏi danh mục các mặt hàng điện, muối ăn và đường ăn.

Trường hợp cần thiết phải điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá, Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập văn bản đề nghị điều chỉnh gửi Bộ Tài chính tổng hợp, trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Nhằm hướng dẫn chi tiết nội dung này, Nghị định 85/2024/NĐ-CP đã quy định chi tiết về trình tự, thủ tục điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá. Đây là nội dung mới được bổ sung so với Nghị định 177/2013/NĐ-CP trước đây. Cụ thể:

  • Quy định các căn cứ điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá;
  • Trường hợp đề nghị bổ sung hàng hóa, dịch vụ vào Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá;
  • Trường hợp đề nghị đưa hàng hóa, dịch vụ ra khỏi Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá;
  • Quy định hồ sơ, tài liệu, điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá gửi đến Bộ Tài chính.

Sửa đổi, bổ sung quy định về hiệp thương giá

Điểm mới của Luật Giá 2023 là việc quy định rõ phạm vi hiệp thương giá chỉ thực hiện giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp với vai trò trọng tài của Nhà nước. Việc quy định như trên thể hiện rõ tính chất của biện pháp hiệp thương giá hướng đến đề cao việc thỏa thuận giữa các bên trong đó có vai trò trung gian của cơ quan tổ chức nhằm hướng đến mục tiêu hài hòa lợi ích, đảm bảo giao dịch được diễn ra minh bạch, phù hợp với quy luật kinh tế thị trường. Đồng thời, tránh các trường hợp lợi dụng mức giá hiệp thương để sử dụng cho các mục đích khác, không đúng với yêu cầu hiệp thương và vụ việc mua bán.

Tại Điều 13 Nghị định 85/2024/NĐ-CP đã quy định cụ thể về trình tự, thủ tục tổ chức hiệp thương giá, trong đó có một số điểm mới như sau:

  • Trước khi hiệp thương giá: Bên mua và bên bán mỗi bên gửi 01 bản chính văn bản đề nghị hiệp thương giá trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc dịch vụ công trực tuyến nếu có đến cơ quan hiệp thương giá để cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá tiến hành hiệp thương giá
  • Thành phần tham gia hiệp thương giá hàng hóa, dịch vụ: không phải là đại diện bên mua, bên bán như Nghị định 177/2013/NĐ-CP cũ mà phải là “người đại diện theo pháp luật của bên mua (hoặc người được ủy quyền thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của bên mua) và người đại diện theo pháp luật của bên bán (hoặc người được ủy quyền thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của bên bán)”.
  • Phương pháp định giá: Cơ quan hiệp thương giá tổ chức xác định mức giá hàng hóa, dịch vụ theo phương pháp định giá quy định tại Điều 23 của Luật Giá hoặc theo Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam quy định tại Điều 42 của Luật Giá.

Lưu ý về phương pháp định giá hàng hóa, dịch vụ

Phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Giá 2023 được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư 45/2024/TT-BTC. Theo đó có 2 phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá bao gồm phương pháp chi phí và phương pháp so sánh.

Lưu ý về phương pháp định giá hàng hóa, dịch vụ

Sửa đổi, bổ sung quy định về kê khai giá

Luật Giá 2023 đã quy định việc kê khai được tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện sau khi quyết định giá nhằm tạo thuận lợi cho thực tiễn triển khai tại đơn vị thay cho quy định trước đây là việc kê khai phải được thực hiện trước khi tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quyết định giá. Đây là một trong những thay đổi căn bản trong biện pháp kê khai giá nhằm tạo thuận lợi cho các đơn vị thực hiện kê khai. Tại Nghị định 85/2024/NĐ-CP đã có những quy định sửa đổi, bổ sung về kê khai giá như sau:

Bổ sung danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá

Giá kê khai là mức giá hàng hóa, dịch vụ do tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tự quyết định và được thông báo đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận kê khai.

Nếu như Điều 15 Nghị định 177/2013/NĐ-CP quy định về 13 hàng hóa, dịch vụ thuộc diện kê khai giá thì đến Nghị định 85/2024/NĐ-CP đã quy định cụ thể danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá được quy định tại Phụ lục V. Theo đó, bổ sung thêm một số hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá như:

  • Nhà ở, nhà chung cư;
  • Thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu được sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
  • Muối ăn
  • Dịch vụ tại cảng biển khác ngoài hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá;
  • Dịch vụ vận chuyển hành khách bằng đường sắt loại ghế ngồi cứng, ghế ngồi mềm;
  • Dịch vụ kinh doanh nước khoáng nóng;…

Trình tự, thủ tục đề nghị điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá

Điều 15 Nghị định 85/2024/NĐ-CP đã quy định cụ thể trình tự, thủ tục đề nghị điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá, cụ thể:

  • Trường hợp đề nghị bổ sung hàng hóa, dịch vụ vào Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá;
  • Trường hợp đưa hàng hóa, dịch vụ ra khỏi Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá;
  • Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá;
  • Hồ sơ đề nghị điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá;…

Bổ sung quy định về đăng ký hành nghề thẩm định giá

Thẩm định giá là hoạt động tư vấn xác định giá trị của tài sản thẩm định giá tại một địa điểm, thời điểm, phục vụ cho mục đích nhất định do doanh nghiệp thẩm định giá, hội đồng thẩm định giá thực hiện theo Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam.

Ngoài quy định tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam; tiêu chuẩn và thẻ thẩm định viên về giá như Nghị định 89/2013/NĐ-CP, tại Nghị định 78/2024/NĐ-CP đã hướng dẫn cụ thể, chi tiết về hồ sơ, trình tự thủ tục đăng ký hành nghề thẩm định giá. Cụ thể:

Hồ sơ đăng ký hành nghề thẩm định giá

  • Hồ sơ đăng ký hành nghề thẩm định giá bao gồm các thành phần hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 78/2024/NĐ-CP.
  • Theo đó, từ tháng 7/2024, hồ sơ đăng ký hành nghề thẩm định giá mới bao gồm 6 loại giấy tờ chính: đơn đăng ký, bằng chứng cập nhật kiến thức, phiếu lý lịch tư pháp, giấy đăng ký doanh nghiệp (nếu cần), xác nhận thời gian làm việc và hợp đồng lao động.

Danh mục hồ sơ trên được xây dựng trên cơ sở kế thừa và củng cố quy định hiện hành tại Thông tư số 60/2021/TT-BTC, bảo đảm phù hợp với điều kiện đăng ký hành nghề thẩm định giá tại khoản 1 Điều 45 của Luật Giá. Việc quy định danh mục hồ sơ phải bao gồm Phiếu lý lịch tư pháp số 02 do cơ quan có thẩm quyền cấp không quá 06 tháng tính đến thời điểm đăng ký hành nghề nhằm rà soát các đối tượng không được phép hành nghề thẩm định giá quy định tại khoản 2 Điều 45 của Luật Giá.

Trình tự, thủ tục thực hiện đăng ký hành nghề thẩm định giá

Trình tự đăng ký hành nghề thẩm định giá theo quy định tại Điều 4 Nghị định 78/2024/NĐ-CP.

  • Theo đó, người có thẻ thẩm định viên về giá lập 01 bộ hồ sơ theo quy định gửi đến Bộ Tài chính thông qua doanh nghiệp thẩm định giá.
  • Trước ngày làm việc cuối cùng của tháng, người có thẻ thẩm định viên về giá đáp ứng đủ các điều kiện đăng ký hành nghề thẩm giá theo quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật Giá và có hồ sơ đăng ký hành nghề được doanh nghiệp thẩm định giá gửi đến Bộ Tài chính trước ngày 15 của tháng đó theo dấu công văn đến thì được Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) xem xét, thông báo là thẩm định viên về giá trong danh sách thẩm định viên về giá được điều chỉnh hằng tháng.

Việc hướng dẫn quy định về đăng ký hành nghề thẩm định giá nhằm mục đích bảo đảm các quy định của Luật Giá đi vào cuộc sống. Đồng thời hoàn thiện cơ sở pháp lý về thẩm định giá để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về thẩm định giá đối với doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên về giá.

Quy định mới về kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

Theo Luật Đầu tư 2020 về ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện thì kinh doanh dịch vụ thẩm định giá thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, cần phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh.

Điểm mới của Luật Giá 2023 là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải có ít nhất 05 người có thẻ thẩm định viên về giá đủ các điều kiện đăng ký hành nghề thẩm định giá (trước đây quy định tối thiểu là 3 người).

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

  • Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định 78/2024/NĐ-CP.
  • Trong đó, đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo mẫu mới (Mẫu số 05) quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định.

Lưu ý: Hồ sơ đăng ký hành nghề của ít nhất 05 người có thẻ thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp; trường hợp doanh nghiệp đề nghị có chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá, mỗi chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá cần có thêm ít nhất hồ sơ đăng ký hành nghề của 03 người có thẻ thẩm định viên về giá.

Đình chỉ, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

Luật Giá 2023 và Nghị định 78/2024/NĐ-CP đã bổ sung thêm 2 trường hợp đình chỉ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, bao gồm:

  • Phát hành chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá do người không phải là thẩm định viên về giá ký với vai trò thẩm định viên về giá;
  • Các trường hợp đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, xử lý vi phạm hành chính và hình sự.

Đây đều là những trường hợp có sai phạm nghiêm trọng về chuyên môn hoặc vi phạm tiêu chuẩn thẩm định giá nên không thể đáp ứng các điều kiện để tiếp tục hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.

Nghị định 78/2024/NĐ-CP còn quy định rõ cách xử lý trong các trường hợp:

  • Trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 49 của Luật Giá trong 03 tháng liên tục mà chưa bị đình chỉ do không thực hiện báo cáo với Bộ Tài chính;
  • Trường hợp đình chỉ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật Giá: Doanh nghiệp bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá trong thời gian 270 ngày kể từ ngày hành vi được phát hiện.

Có thể thấy, Nghị định 78/2024/NĐ-CP và Nghị định 85/2024/NĐ-CP đã có những quy định sửa đổi, bổ sung mới nhằm phù hợp với Luật Giá 2023, đồng thời nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện pháp luật của các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; người tiêu dùng; cơ quan nhà nước; tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động trong lĩnh vực giá, thẩm định giá trên lãnh thổ Việt Nam.

Trên đây là những phân tích về quy định mới về thẩm định giá và luật giá tại Nghị định 78 và 85 năm 2024. Qúy khách hàng có thắc mắc liên quan hoặc có nhu cầu tư vấn pháp luật, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Dịch vụ Tư vấn pháp luật

    Dịch vụ Tư vấn pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title