Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu

Quyền đăng ký nhãn hiệu

Quyền đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có thể là tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc là tổ chức, cá nhân nước ngoài. Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam cụ thể các đối tương sau đều có quyền đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.

  • Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp;
  • Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó;
  • Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; Đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó;
  • Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó;
  • Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu nhãn hiệu.

Theo đó, cá nhân, tổ chức Việt Nam thì có thể tự mình hoặc thông qua Tổ chức đại diện Sở hữu trí tuệ để đăng ký nhãn hiệu còn cá nhân, tổ chức nước ngoài chỉ có thể đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam thông qua Tổ chức đại diện Sở hữu trí tuệ.

Quyền ưu tiên trong đăng ký nhãn hiệu

Quyền ưu tiên trong đăng ký nhãn hiệu là quyền dành cho tất cả nhãn hiệu khi đăng ký bảo hộ. Tại Việt Nam, người sử dụng nhãn hiệu mà không phải là nhãn hiệu nổi tiếng cần phải nộp đơn sớm để được hưởng quyền ưu tiên.

Tại Việt Nam quyền ưu tiên áp dụng theo nguyên tắc ưu tiên đơn nộp đầu tiên (first to file) .Theo nguyên tắc này trong trường hợp có nhiều chủ đơn khác nhau cùng nộp các đơn đăng ký nhãn hiệu trùng/tương tự với nhau cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự nhau thì đơn có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn đầu tiên sẽ được chấp nhận bảo hộ.

  • Trường hợp có nhiều đơn của nhiều chủ đơn khác nhau cùng nộp cho một đối tượng có cùng ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn đầu tiên thì chỉ chấp nhận bảo hộ cho một đơn duy nhất theo thỏa thuận các các chủ đơn này. Nếu các chủ đơn không thỏa thuận được thì đối tượng đó sẽ bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
  • Yêu cầu hưởng quyền ưu tiên của người nộp đơn sẽ được chấp nhận nếu đáp ứng các điều kiện sau:
  • Người nộp đơn là công dân Việt Nam hoặc công dân của nước là thành viên của Công ước Paris hoặc cư trú, có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước là thành viên của Công ước.
  • Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước thành viên của Công ước và đơn đó có phần yêu cầu hưởng quyền ưu tiên đăng ký nhãn hiệu.
  • Đơn đăng ký nhãn hiệu nộp trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày nộp đơn đầu tiên và thời hạn ưu tiên được tính kể từ ngày nộp đơn đầu tiên, ngày nộp đơn đầu tiên không tính trong thời hạn ưu tiên.
  • Trong đơn đăng ký người nộp đơn nêu rõ yêu cầu hưởng quyền ưu tiên và phải nộp bản sao đơn đầu tiên  có xác nhận của Cơ quan nhận đơn đầu tiên trong trường hợp nộp tại nước ngoài.
  • Nộp đủ lệ phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.

Trong thời gian kể từ ngày nộp đơn đầu tiên đến ngày nộp đơn tại Việt Nam mà có chủ thể khác nộp đơn cho cùng đối tượng trong đơn đầu tiên thì đơn của người nộp đầu tiên vẫn được coi là có cùng ngày nộp đơn với ngày nộp đơn đầu tiên và được ưu tiên bảo hộ.

Quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu

Quyển của chủ sở hữu nhãn hiệu bao gồm: (i) quyền chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu (ii) quyền chuyển nhượng nhãn hiệu (iii) quyền li – xăng nhãn hiệu (iv) quyền yêu cầu chủ thể có hành vi xâm phạm quyền nhãn hiệu của mình chấm dứt hành vi xâm phạm (v) quyền yêu cầu xử lý xâm phạm nhãn hiệu (vi) quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hai liên quan đến xâm phạm nhãn hiệu.

Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu

Quy định pháp luật về nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu của chủ sở hữu

“Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu. Việc sử dụng nhãn hiệu bởi bên nhận chuyển quyền theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu cũng được coi là hành vi sử dụng nhãn hiệu của chủ sở hữu nhãn hiệu. Trong trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định”. (Điều 136 Luật Sở hữu trí tuệ).

Việc sử dụng nhãn hiệu được thể hiện bởi việc thực hiện các hành vi cụ thể như sau

  • Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;
  • Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hoá mang nhãn hiệu được bảo hộ;
  • Nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.
  • Sử dụng nhãn hiệu bởi bên nhận chuyển quyền theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.

Thông thường, hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực 10 năm kể từ ngày nộp đơn (có thể gia hạn) nhưng quyền đối với nhãn hiệu không phải lúc nào cũng được duy trì đối với chủ sở hữu suốt thời gian đó. Chủ sở hữu nhãn hiệu phải thực hiện nghĩa vụ của mình về việc sử dụng nhãn hiệu để tránh nhãn hiệu bị chấm dứt hiệu lực trước thời hạn.

Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu

Pháp luật Sở hữu trí tuệ quy định rất rõ về hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, nếu phát hiện hành vi vi phạm chủ sở hữu có quyền yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi sử dụng hoặc cơ quan nhà nước xử lý đối với hành vi xâm phạm hoặc yêu cầu bồi thường xảy ra đối với các hành vi xâm phạm này.

Các trường hợp bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu khi không được chủ sở hữu đồng ý có thể kể đến là:

  • Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu đã đăng ký trước đó (áp dụng với cùng nhóm sản phẩm/dịch vụ);
  • Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
  • Sử dụng dấu hiệu trùng, tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng, hoặc dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm cho hàng hoá bất kỳ, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
  • Sử dụng tên thương mại gây nhầm lẫn, tương tự đối với nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về quyền sở hữu trí tuệ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu vui lòng liên hệ công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title