Đăng ký bảo hộ sáng chế là biện pháp hữu ích để các cá nhân, tổ chức có thể bảo vệ sáng chế của mình, tránh bị các đối thủ cạnh tranh sao chép. Tuy nhiên để có thể đăng ký bảo hộ sáng chế, thì sáng chế đó cũng phải đáp ứng những điều kiện nhất định, một trong số đó là yêu cầu về tính mới. Tuy nhiên, có có những trường hợp doanh nghiệp đã lỡ công bố sáng chế trước khi sáng chế đăng ký bảo hộ. Vậy trong trường hợp Sáng chế đã công bố rồi có đăng ký được không? Luật Việt An sẽ trình bày trong bài viết sau đây.
Căn cứ pháp lý
Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019, 2022
Một số khái niệm
Sáng chế là gì?
Sáng chế là một giải pháp kỹ thuật được thể hiện bằng sản phẩm hoặc quy trình, để giải quyết một vấn đề cụ thể bằng cách vận dụng những quy luật tự nhiên và phương pháp khoa học. Quá trình này đòi hỏi tính tỉ mỉ và nghiên cứu chuyên sâu, nhằm đưa ra những ý tưởng mới đem lại nhiều lợi ích cho cộng đồng.
Tính mới của sáng chế là như thế nào?
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, sáng chế được xem là mới nếu không rơi vào một trong những trường hợp sau đây:
Sáng chế đã được tiết lộ công khai dưới bất kỳ hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác, trong hoặc ngoài nước, trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký sáng chế được áp dụng ưu tiên;
Bị bộc lộ trong đơn đăng ký sáng chế khác có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn nhưng được công bố vào hoặc sau ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế đó
Các điều kiện để đăng ký bảo hộ sáng chế
Để có thể bảo hộ sáng chế, thì sáng chế đó cần phải đáp ứng các điều kiện nhất định, cụ thể như sau:
Đối với các sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế, thì sáng chế đó phải đáp ứng 3 điều kiện đó là: tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp.
Đối với các sáng chế được bảo hộ dưới hình thức Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, sáng chế phải đồng thời đáp ứng hai điều kiện: tính mới, khả năng áp dụng công nghiệp.
Sáng chế đã công bố rồi có đăng ký được không?
Theo quy định tại điều 60 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thì sáng chế được coi là có tính mới nếu đáp ứng toàn bộ các điều kiện sau đây:
Sáng chế không bị tiết lộ công khai thông qua việc sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bằng bất kỳ hình thức nào khác, trong nước hoặc ở nước ngoài, trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên (nếu có).
Sáng chế không bị tiết lộ trong các đơn đăng ký sáng chế khác có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn, nhưng thông tin về sáng chế đó được công bố vào hoặc sau ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế đó.
Sáng chế đó đã bị tiết lộ cho một số người biết, nhưng với số lượng người có hạn, và những người này có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó
Người có quyền đăng ký bảo hộ sáng chế theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hoặc người có thông tin về sáng chế một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ người đó tiết lộ công khai sáng chế. Nhưng đơn đăng ký sáng chế được nộp tại Việt Nam trong thời hạn mười hai tháng kể từ ngày tiết lộ.
Như vậy, chỉ có một trường hợp duy nhất là liên quan đến sáng chế đã được công bố. Theo đó, nếu sáng chế đã được công bố trước đó nhưng thuộc một trong những trường hợp sau thì sáng chế tương tự được đề cập ở đăng ký sau vẫn có thể đăng ký bảo hộ:
Sáng chế được đề cập ở hai đơn đăng ký khác nhau do cùng một chủ đơn đăng ký.
Sáng chế được công bố theo đơn đăng ký tại nước ngoài, không có phạm vi bảo hộ trên lãnh thổ Việt Nam.
Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến sáng chế và đăng ký bảo hộ sáng chế
Cơ quan nào là cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế?
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế đó là Cục sở hữu trí tuệ, như vậy hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế có thể được nộp tại:
Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ (Hà Nội)
Văn phòng đại diện của Cục sở hữu trí tuệ ở Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh
Có thể nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế theo phương thức nào?
Có thể nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo hai hình thức đó là trực tiếp hoặc gửi thông qua đường bưu điện
Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế kéo dài bao lâu?
Thời gian thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn
Thời gian công bố đơn: trong tháng thứ 19 kể từ ngày ưu tiên đối với đơn được hưởng quyền ưu tiên hoặc ngày nộp đơn. Nếu đơn không có ngày ưu tiên hoặc trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệm tuỳ thuộc vào ngày nào muộn hơn.
Thẩm định nội dung: không quá 18 tháng kể từ ngày công bố đơn
Cấp văn bằng bảo hộ: 15 ngày kể từ ngày nộp đầy đủ và đúng hạn các khoản phí và lệ phí
Công bố quyết định cấp bằng bảo hộ trên Công báo Sở hữu công nghiệp: 60 ngày kể từ ngày ra quyết định
Hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế bao gồm những gì?
Theo quy định của Luật sở hưu trí tuệ hiện hành, hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế bao gồm các tài liệu, giấy tờ sau:
02 bản tờ khai đăng ký
02 bản mô tả sáng chế
Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (trong trường hợp ười nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký của người khác
Tài liệu chứng minh cơ sở hưởng quyền ưu tiên (trong trường hợp có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên)
Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí
Giấy uỷ quyền cho Luật Việt An (trong trường hợp nộp đơn thông qua uỷ quyền)
Hiệu lực của bằng sáng chế sẽ kéo dài bao lâu?
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, thời gian bảo hộ phụ thuộc vào hình thức bảo hộ cụ thể.
Đối với trường hợp bảo hộ dưới hình thức bằng độc quyền sáng chế, thời gian bảo hộ bắt đầu tính từ ngày cấp bằng độc quyền. Sau khi được cấp, sáng chế sẽ được bảo hộ trong suốt 20 năm. Điều này có nghĩa là trong khoảng thời gian này, người sở hữu sáng chế có độc quyền sản xuất, sử dụng và cấp phép sản xuất cho người khác. Thời gian 20 năm này được tính từ ngày nộp đơn, đánh dấu bắt đầu cho quá trình sáng tạo và phát triển ý tưởng đến khi được chấp nhận.
Trong trường hợp bảo hộ dưới hình thức bằng độc quyền giải pháp hữu ích, thời gian bảo hộ cũng bắt đầu từ ngày cấp bằng độc quyền. Tuy nhiên, thời gian bảo hộ cho loại này sẽ ngắn hơn, chỉ kéo dài trong 10 năm tính từ ngày nộp đơn.
Tôi có thể gia hạn hiệu lực của bằng sáng chế hay không?
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, việc gia hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ cho sáng chế không được thực hiện. Chủ sở hữu văn bằng bảo hộ chỉ có thể tiếp tục duy trì hiệu lực của văn bằng thông qua việc nộp lệ phí duy trì. Vấn đề liên quan đến lệ phí và thủ tục duy trì, gia hạn hiệu lực văn bằng sẽ được Chính phủ quy định chi tiết.
Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký sáng chế được nộp thì sẽ giải quyết như thế nào?
Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký sáng chế trùng hoặc tương đương với nhau, quy định tại khoản 1 của Điều 90 trong Luật Sở hữu trí tuệ quy định rằng văn bằng bảo hộ sẽ chỉ được cấp cho sáng chế trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.
Quý khách hàng có nhu cầu liên quan đến Luật Sở hữu trí tuệ, bảo hộ sáng chế vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!