Soạn thảo hợp đồng sử dụng quyền sở hữu công nghiệp

Trong trường hợp chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp không muốn tiếp tục khai thác đối tượng quyền sở hữu công nghiệp nữa hoặc vì lý do thương mại, chủ sở hữu có thể thỏa thuận với một chủ thể khác (tổ chức, cá nhân muốn sử dụng quyền sở hữu công nghiệp) về việc cho phép sử dụng quyền sở hữu công nghiệp của mình. Trong quá trình chuyển quyền, một trong những vấn đề mà các bên quan tâm là việc soạn thảo hợp đồng sử dụng quyền sở hữu công nghiệp. Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật – Đại diện Sở hữu trí tuệ Việt An sẽ cung cấp những tư vấn pháp lý cơ bản về soạn thảo hợp đồng sử dụng quyền sở hữu công nghiệp.

Hợp đồng sử dụng quyền sở hữu công nghiệp là gì?

Hợp đồng sử dụng quyền sở hữu công nghiệp là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.

Tại sao cần soạn thảo hợp đồng sử dụng quyền sử dụng công nghiệp

  • Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp đang trong thời gian bảo hộ trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Tổ chức, cá nhân muốn sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp này nhằm mục đích thương mại phải được chủ sở hữu đồng ý. Một trong những hình thức đó là lập hợp đồng sử dụng quyền sử dụng công nghiệp
  • Là một hình thức khai thác quyền sở hữu công nghiệp, qua đó chủ sở hữu công nghiệp thu về một khoản tiền (phí chuyển quyền sử dụng) hoặc lợi ích vật chất khác.
  • Tổ chức, cá nhân nhận chuyển quyền có thể khai thác đối tượng sử hữu công nghiệp trong phạm vi chuyển quyền.
  • Là căn cứ nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ giữa các bên về mặt pháp lý.

Các trường hợp hạn chế việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

Theo Điều 142 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022, việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp sẽ không được áp dụng với:

  • Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, tên thương mại không được chuyển giao.
  • Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó.
  • Bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép.
  • Bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hóa, bao bì hàng hóa về việc hàng hóa đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.
  • Bên được chuyển quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền có nghĩa vụ sử dụng sáng chế như chủ sở hữu sáng chế.

Các dạng hợp đồng sử dụng quyền sở hữu công nghiệp

Các dạng hợp đồng sử dụng quyền sở hữu công nghiệp

  • Hợp đồng độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao, bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, bên chuyển quyền không được ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp với bất kỳ bên thứ ba nào và chỉ được sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó nếu được phép của bên được chuyển quyền;
  • Hợp đồng không độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao quyền sử dụng, bên chuyển quyền vẫn có quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, quyền ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không độc quyền với người khác;
  • Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp là hợp đồng mà theo đó bên chuyển quyền là người được chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó theo một hợp đồng khác.

Soạn thảo hợp đồng sử dụng quyền sở hữu công nghiệp

Nội dung hợp đồng

  • Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;
  • Bên chuyển quyền là chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp. Trong trường hợp quyền sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu của nhiều người thì việc chuyển quyền phải được sự đồng ý của tất cả đồng chủ sở hữu. Các bên trong hợp đồng có thể ủy quyền cho bên thứ ba thực hiện các thủ tục liên quan đến đăng ký hợp đồng.
  • Bên được chuyển quyền là tổ chức, cá nhân đáp ứng được các điều kiện nhận chuyển quyền theo quy định của pháp luật.
  • Căn cứ chuyển giao quyền sử dụng: văn bằng bảo hộ đang còn hiệu lực
  • Dạng hợp đồng:
  • Hợp đồng độc quyền, hoặc
  • Hợp đồng không độc quyền, hoặc
  • Hợp đồng thứ cấp
  • Phạm vi chuyển giao, gồm:
  • Giới hạn quyền sử dụng: một phần hay toàn bộ quyền sở hữu công nghiệp được xác lập theo văn bằng bảo hộ
  • Giới hạn lãnh thổ. Ví dụ: phạm vi chuyển giao trong lãnh thổ Việt Nam.
  • Thời hạn hợp đồng: do các bên tự thỏa thuận và thống nhất;
  • Giá chuyển giao quyền sử dụng: do các bên tự thỏa thuận và thống nhất
  • Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền: do các bên tự thỏa thuận nhưng không không được vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.

Điều khoản vô hiệu

Hợp đồng sử dụng quyền sở hữu công nghiệp khóngoajn  được có các điều khoản hạn chế bất hợp lý quyền của bên được chuyển quyền, đặc biệt là các điều khoản không xuất phát từ quyền của bên chuyển quyền. Các điều khoản này sẽ mặc nhiên bị vô hiệu. Cụ thể:

  • Cấm bên được chuyển quyền cải tiến đối tượng sở hữu công nghiệp, trừ nhãn hiệu; buộc bên được chuyển quyền phải chuyển giao miễn phí cho bên chuyển quyền các cải tiến đối tượng sở hữu công nghiệp do bên được chuyển quyền tạo ra hoặc quyền đăng ký sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu công nghiệp đối với các cải tiến đó;
  • Trực tiếp hoặc gián tiếp hạn chế bên được chuyển quyền xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ được sản xuất hoặc cung cấp theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp sang các vùng lãnh thổ không phải là nơi mà bên chuyển quyền nắm giữ quyền sở hữu công nghiệp tương ứng hoặc có độc quyền nhập khẩu hàng hóa đó;
  • Buộc bên được chuyển quyền phải mua toàn bộ hoặc một tỷ lệ nhất định các nguyên liệu, linh kiện hoặc thiết bị của bên chuyển quyền hoặc của bên thứ ba do bên chuyển quyền chỉ định mà không nhằm mục đích bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ do bên được chuyển quyền sản xuất hoặc cung cấp;
  • Cấm bên được chuyển quyền khiếu kiện về hiệu lực của quyền sở hữu công nghiệp hoặc quyền chuyển giao của bên chuyển quyền.
  • Ngoài ra, các điều khoản vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội cũng sẽ mặc nhiên bị vô hiệu.

Hiệu lực của hợp đồng sử dụng quyền sở hữu công nghiệp

Hiệu lực của hợp đồng sử dụng quyền sở hữu công nghiệp

  • Hợp đồng sử dụng quyền sở hữu công nghiệp có hiệu lực theo thỏa thuận giữa các bên.
  • Hợp đồng sử dụng quyền sở hữu công nghiệp, trừ hợp đồng sử dụng nhãn hiệu, phải đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp mới có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba.
  • Hợp đồng sử dụng quyền sở hữu công nghiệp mặc nhiên bị chấm dứt hiệu lực nếu quyền sở hữu công nghiệp của bên giao bị chấm dứt.

Quý khách hàng có nhu cầu soạn thảo hợp đồng sử dụng quyền sở hữu công nghiệp, xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn hợp đồng

    Tư vấn hợp đồng

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO