Hợp đồng thương mại quốc tế là công cụ pháp lý không thể thiếu trong hoạt động xuất nhập khẩu. Nó quy định rõ ràng các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, đảm bảo giao dịch diễn ra suôn sẻ và giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, do sự phức tạp của môi trường kinh doanh quốc tế, việc soạn thảo và thực hiện hợp đồng đòi hỏi kiến thức chuyên sâu và sự hỗ trợ của các chuyên gia. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý khách thông tin về hợp đồng thương mại quốc tế, nội dung cần có trong hợp đồng thương mại quốc tế…
Hợp đồng thương mại quốc tế là gì?
Khái niệm
Hợp đồng thương mại quốc tế là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, sửa đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ thương mại quốc tế. Hợp đồng thương mại quốc tế chính là sự thỏa thuận giữa các bên thương nhân hoặc chỉ một trong số các bên là thương nhân với mục đích sinh lợi nhuận.
Đặc điểm
Chủ thể của hợp đồng thương mại:Chủ thể bên nước ngoài là thương nhân và tư cách pháp lý của họ được xác định căn cứ theo pháp luật của nước mà thương nhân đó mang quốc tịch. Chủ thể bên Việt Nam phải là thương nhân được phép hoạt động thương mại trực tiếp với nước ngoài.
Đối tượng của hợp đồng thương mại quốc tế bao gồm mua bán hàng hóa vật hữu hình; mua bán, chuyển giao kết quả của sở hữu công nghiệp, thông tin; thực hiện công việc; cung cấp dịch vụ thương mại không bị pháp luật Việt Nam cấm.
Giá cả và phương thức thanh toán: Tiền tệ dùng để thanh toán thường là nội tệ hoặc có thể là ngoại tệ đối với các bên. Tiền mặt không được sử dụng trực tiếp mà thay vào đó là các phương tiện thanh toán được sử dụng thay.
Hình thức của hợp đồng thương mại quốc tế: Hợp đồng thương mại quốc tế phải được lập bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Điều này đảm bảo rằng các thỏa thuận giữa các bên được ghi nhận rõ ràng và có thể được thực thi trong trường hợp xảy ra tranh chấp.
Tại sao hợp đồng thương mại quốc tế lại quan trọng?
Hợp đồng thương mại quốc tế đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh xuyên biên giới, cụ thể:
Hợp đồng quy định rõ ràng các điều khoản, điều kiện, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch, từ đó giúp giảm thiểu rủi ro phát sinh tranh chấp. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, hợp đồng là bằng chứng pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền lợi của các bên trước pháp luật.
Hợp đồng rõ ràng giúp các bên hiểu rõ về đối tác và các điều khoản của giao dịch, từ đó tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau, góp phần tạo dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài.
Hợp đồng có thể quy định rõ ràng về việc phân chia rủi ro giữa các bên, giúp giảm thiểu thiệt hại trong trường hợp xảy ra sự cố.
Hợp đồng thương mại quốc tế góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các quốc gia, tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh mới.
Một hợp đồng thương mại quốc tế hoàn chỉnh và hiệu quả cần bao gồm các nội dung sau đây:
Điều khoản về mua hàng: giúp các bên xác nhận được loại hàng mua bán.
Điều khoản về chất lượng sản phẩm hàng hóa: Nội dung bao gồm cấu tạo, tính năng, quy cách, tính chất…
Điều khoản về số lượng của hàng hóa: Quy định số lượng hàng hóa thực tế được mua bán.
Điều khoản về giá cả: Đơn vị tính giá, giá cố định và giá linh hoạt.
Điều khoản về giao hàng: Bao gồm quy định về thời gian giao hàng, địa điểm giao hàng, phương thức giao hàng, thông báo giao hàng.
Điều khoản về thanh toán: Thanh toán trước khi giao hàng, thanh toán ngay sau khi nhận hàng, thanh toán trả sau hoặc thanh toán hỗn hợp.
Điều khoản về bao bì và mã ký hiệu.
Điều khoản về bảo hành: bao gồm bảo hành chung, bảo hành cơ khí và bảo hành thực hiện.
Điều khoản về bảo hiểm hàng hóa: Ai là người phải chịu chi phí về bảo hiểm hàng hóa và mức chi phí là bao nhiêu.
Điều khoản phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại: Nếu một trong các bên vi phạm nguyên tắc của hợp đồng thì sẽ phải chịu phạt hợp đồng, mức phạt cụ thể hoặc/và bồi thường thiệt hại.
Một số điều khoản khác, như là: Điều khoản bất khả kháng, giải quyết tranh chấp…
Rủi ro thường gặp trong hợp đồng thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế mở ra nhiều cơ hội kinh doanh nhưng cũng đi kèm với nhiều rủi ro. Một số rủi ro thường gặp bao gồm:
Doanh nghiệp có thể đối mặt với tình huống đối tác không có khả năng thanh toán hoặc trì hoãn thanh toán.
Sự thay đổi tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của giao dịch.Các quy định về ngoại hối và thanh toán quốc tế có thể thay đổi, gây khó khăn cho việc thực hiện giao dịch.
Các sự kiện chính trị bất ổn tại quốc gia của đối tác có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của họ.
Hàng hóa có thể bị mất mát hoặc hư hỏng trong quá trình vận chuyển do tai nạn, thiên tai hoặc các yếu tố khác.
Các thủ tục hải quan phức tạp và rào cản thương mại có thể gây khó khăn cho việc thông quan hàng hóa.
Mỗi quốc gia có hệ thống pháp luật khác nhau, việc hiểu rõ và tuân thủ các quy định pháp luật của các quốc gia liên quan là rất quan trọng.
Tư vấn pháp luật và thông lệ áp dụng đối với các giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế, các hoạt động trung gian thương mại trong thương mại quốc tế như đại lý, gia công, ủy thác, các hoạt động thanh toán quốc tế, vận tải và kho vận quốc tế;
Tư vấn soạn thảo các hợp đồng trong thương mại quốc tế;
Thay mặt và/hoặc cùng với khách hàng tham gia đàm phán và ký kết các hợp đồng;
Tư vấn soạn thảo các loại chứng từ, tài liệu để thực hiện nghiệp vụ xuất-nhập khẩu hàng hóa;
Đại diện khách hàng làm việc với các cơ quan có thẩm quyền để xin chấp thuận cần thiết cho các giao dịch thương mại quốc tế;
Tư vấn và đại diện cho doanh nghiệp, các hiệp hội ngành hàng trong việc đàm phán hợp đồng, hiệp định hợp tác nhằm bảo vệ quyền và lợi ích trong giao thương quốc tế.
Đại diện khách hàng giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, hoà giải hoặc xét xử tại Trọng tài, Toà án;
Tư vấn các vấn đề pháp lý khác theo yêu cầu.
Trên đây là nội dung tư vấn soạn thảo hợp đồng thương mại quốc tế mà Luật Việt An cung cấp đến quý khách. Nếu quý khách có bất kỳ vướng mắc nào vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ kịp thời.