Tất cả các nước đều có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu không?

Hầu như mọi quốc gia trên thế giới đều có cơ quan đăng ký nhãn hiệu và hệ thống pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu. Qua nhiều năm, pháp luật sở hữu trí tuệ của các nước đã có sự hài hoà hoả đáng kể, và ngày nay, hầu hết các nước đều ban hành pháp luật bảo hộ các loại hình chính của quyền sở hữu trí tuệ (sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả và quyền liên quan).

Hai trụ cột chính của hệ thống sở hữu trí tuệ quốc tế là Công ước Paris và Công ước Berne lần lượt được thông qua vào các năm 1883 và 1886. Tiếp đó, nhiều điều ước quốc tế khác cũng đã được thông qua nhằm bảo đảm rằng hệ thống sở hữu trí tuệ phù hợp với các xu hướng và giá trị hiện tại. Năm 1995, việc các hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại thế giới có hiệu lực đã làm cho pháp luật về sở hữu trí tuệ của các thành viên WTO được hài hoà hoá sâu sắc hơn khi mà tất cả các thành viên (146 thành viên tính đến tháng 11/2003) đã phê chuẩn Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (gọi tắt là Hiệp định TRIPS), trong đó thiết lập các tiêu chuẩn tối thiểu liên quan đến việc bảo hộ một số loại quyền sở hữu trí tuệ chính.

Trong những năm gần đây, các Công nghệ mới, như Internet hay Công nghệ sinh học, liên tục đặt ra những thách thức mới cho hệ thống này. Tuy mỗi nước giải quyết những thách thức này theo cách thức có khác nhau thì ngày càng có nhiều nỗ lực được thực hiện để bảo đảm quá trình hài hoà hoá luật pháp tiếp tục diễn ra. Ví dụ, Hiệp ước về quyền tác giả của WIPO và Hiệp ước về ghi âm và biểu diễn của WIPO (được gọi chung là “các Hiệp ước Internet”) đã có hiệu lực lần lượt vào tháng 3 và tháng 5/2002, là những hiệp ước tạo ra nền tảng để bảo vệ lợi ích của các nhà sáng tạo trên môi trường mạng, giúp cho các nhạc sỹ, nghệ sỹ, nhà văn, người biểu diễn và nhà sản xuất các bản ghi âm/ghi hình có thể yên tâm sử dụng Internet để sáng tạo, phân phối và quản lý việc sử dụng tác phẩm của họ trong môi trường kỹ thuật số.

Tuy nhiên, điều quan trọng là cần phải lưu ý rằng có những khác biệt đáng kể trong việc vận hành hệ thống đăng ký nhãn hiệu ở các nước hay khu vực khác nhau và tốt hơn hết hãy tìm hiểu hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ liên quan đến đăng ký nhãn hiệu hoặc xin tư vấn của luật sư sở hữu trí tuệ để hiểu thêm về hệ thống sở hữu trí tuệ ở nước mà công ty bạn quan tâm.

Công ty luật Việt An có mối quan hệ sâu rộng với các công ty luật tại nước ngoài hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và đăng ký nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp. Quý khách hàng có nhu cầu xin vui lòng liên hệ để được hỗ trợ cụ thể!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title