Đạo nhái nhãn hiệu đã được bảo hộ bị xử phạt như thế nào?

Việc sử dụng một logo, một slogan hoặc một thiết kế bao bì giống hệt như một thương hiệu nổi tiếng có thể khiến một doanh nghiệp phải đối mặt với những hậu quả pháp lý nghiêm trọng do tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ. Đạo nhái nhãn hiệu không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà còn là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác. Để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu và những cách thức giải quyết khi nhãn hiệu của mình bị đạo nhái, Luật Việt An sẽ phân tích những chế tài khi đạo nhái nhãn hiệu đã được bảo hộ trong bài viết dưới đây. 

Đạo nhái nhãn hiệu là gì?

Đạo nhái nhãn hiệu là hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đã được đăng ký. Hành vi này thường được thực hiện bằng cách sao chép, bắt chước hoặc sử dụng một cách trái phép nhãn hiệu của người khác, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ. Khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung quy định cụ thể những hành vi bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu và hàng hóa giả mạo nhãn hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều 213 khi không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu:

Đạo nhái Xâm phạm nhãn hiệu

Đạo nhái nhãn hiệu đã được bảo hộ bị xử phạt như thế nào?

Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 10 Điều 1, khoản 3 Điều 2 Nghị định 46/2024/NĐ-CP và khoản 10 Điều 1 Nghị định 126/2021/NĐ-CP cụ thể như sau: 

Hành vi vi phạm Giá trị hàng hóa, dịch vụ Mức phạt
Buôn bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu

Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi trên

Đến 3.000.000 VND Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 – 2.000.000 
Trên 3.000.000 – 5.000.000 VND 2.000.000 – 4.000.000 VND
Trên 5.000.000 – 10.000.000 VND 4.000.000 – 8.000.000 VND
Trên 10.000.000 – 20.000.000 VND 8.000.000 – 15.000.000 VND
Trên 20.000.000 – 40.000.000 VND 15.000.000 – 25.000.000 VND
Trên 40.000.000 – 70.000.000 VND 25.000.000 – 40.000.000 VND
Trên 70.000.000 – 100.000.000 VND 40.000.000 – 60.000.000 VND
Trên 100.000.000 – 200.000.000 VND 60.000.000 – 80.000.000 VND
Trên 200.000.000 – 300.000.000 VND 80.000.000 – 110.000.000 VND
Trên 300.000.000 – 400.000.000 VND 110.000.000 – 150.000.000 VND
Trên 400.000.000 – 500.000.000 VND 150.000.000 – 200.000.000 VND
Trên 500.000.000 VND 200.000.000 – 250.000.000 VND
Các hành vi trên Không có căn cứ xác định giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm 10.000.000 – 20.000.000 VND
  • Sản xuất bao gồm: Thiết kế, chế tạo, gia công, lắp ráp, chế biến, đóng gói hàng hóa mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu
  • In, dán, đính, đúc, dập khuôn hoặc bằng hình thức khác tem, nhãn, vật phẩm khác mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu lên hàng hóa
  • Nhập khẩu hàng hóa mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu

Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi trên.

Phạt tiền bằng 1,2 lần mức tiền phạt quy định từ Khoản 1 đến Khoản 12 Điều này nhưng không vượt quá 250.000.000 VND
Sử dụng dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu trên biển hiệu, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, bao bì hàng hóa 10.000.000 – 20.000.000 VND

Ngoài ra, đối với các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đã liệt kê ở mục 1 mà giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 100.000.000 và các hành vi vi phạm ở mục 2, cá nhân, tổ chức còn phải chịu hình thức xử phạt bổ sung là bị đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ 01 tháng đến 03 tháng.

Các biện pháp khắc phục hậu quả

Các biện pháp khắc phục hậu quả Đạo nhái Xâm phạm nhãn hiệu

Các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 17 Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi điểm d khoản 10 Điều 1 Nghị định 126/2021/NĐ-CP và điểm c, điểm d khoản 10 Điều 1 Nghị định 46/2024/NĐ-CP cụ thể như sau:

  • Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm và tiêu hủy yếu tố vi phạm 
  • Buộc tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm nếu không loại bỏ được yếu tố vi phạm; hàng hóa vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường; tem, nhãn, bao bì, vật phẩm vi phạm
  • Buộc thay đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp (trường hợp tên doanh nghiệp có chứa nhãn hiệu chữ đã được bảo hộ và cấu thành xâm phạm)
  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Chủ sở hữu nhãn hiệu có thể xử lý hành vi đạo nhái nhãn hiệu bằng cách nào?

Các biện pháp bảo vệ theo luật

Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình, bao gồm:

  • Áp dụng biện pháp công nghệ bảo vệ quyền, đưa thông tin quản lý quyền hoặc áp dụng các biện pháp công nghệ khác nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
  • Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, gỡ bỏ và xóa nội dung vi phạm trên môi trường mạng viễn thông và mạng Internet, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại
  • Yêu cầu cơ quan Quản lý thị trường, Thanh tra Bộ Khoa học Công nghệ, Công an xử lý hành vi xâm phạm 
  • Khởi kiện ra Tòa án, Trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình

Bên cạnh đó, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác áp dụng các biện pháp trên để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình.

Cách thức ngăn chặn hành vi đạo nhái nhãn hiệu đã bảo hộ

  • Đảm bảo sự bảo hộ của nhãn hiệu: Không chỉ với các nhãn hiệu mới đăng ký, doanh nghiệp khi đã gia nhập thị trường lâu dài và có chỗ đứng vẫn cần quan tâm đến bảo đảm hiệu lực của nhãn hiệu đã được bảo hộ. Doanh nghiệp phải nghiêm chỉnh thực hiện việc gia hạn bảo hộ mỗi 10 năm, thực hiện thủ tục phản đối với Cục SHTT về các đơn đăng ký nhãn hiệu mới có dấu hiệu trùng/ tương tự gây nhầm lẫn.
  • Rà soát thị trường: Trong lĩnh vực kinh doanh, doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi các hoạt động của các đối thủ cạnh tranh và thị trường để phát hiện sớm các hành vi xâm phạm nhãn hiệu. Doanh nghiệp nên sử dụng các dịch vụ giám sát nhãn hiệu của các công ty luật hoặc tổ chức chuyên nghiệp để nhận thông báo về việc sử dụng nhãn hiệu tương tự, giống như cách mà DMCA đã làm đối với bảo vệ quyền tác giả.
  • Thông báo pháp lý: Doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn các thông báo yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm để gửi đến các bên liên quan khi phát hiện xâm phạm, đặc biệt trên môi trường thương mại điện tử. Việc thông báo càng sớm sẽ giúp cho việc giải quyết tranh chấp bằng cách phương thức hòa bình được thúc đẩy nhanh hơn.
  • Thiết kế các điều khoản chống cạnh tranh: Thực tế nhiều vụ việc hiện nay, chủ thể xâm phạm lại chính là người lao động, người quản lý cũ của doanh nghiệp. Quá trình chấm dứt hợp VND lao động, chấm dứt nghĩa vụ thành viên có thể chấm dứt các nghĩa vụ của họ đối với việc bảo vệ tài sản SHTT của công ty. Do vậy, các điều khoản về chống cạnh tranh không lành mạnh cần được thiết kế trong hợp VND lao động để đảm bảo hiệu lực sau khi hợp VND bị chấm dứt.

Ví dụ

Một ví dụ điển hình về hành vi xâm phạm nhãn hiệu là trường hợp Công ty CP Tập đoàn bia Sài Gòn Việt Nam, đại diện bởi ông Lê Đình Trung, đã thực hiện hành vi giả mạo các nhãn hiệu “BIA SAIGON” và “BIA SAIGON, hình con rồng” đang được bảo hộ và đủ điều kiện coi là nhãn hiệu nổi tiếng của Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (SABECO).

Theo đó, ông Trung nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu bia Sài Gòn Việt Nam tại Cục Sở hữu trí tuệ. Dù chưa được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu nhưng Công ty bia Sài Gòn Việt Nam đã đặt hàng cơ sở sản xuất bia BiVa (TP Bà Rịa) để sản xuất sản phẩm bia lon mang thương hiệu “Bia Saigon Vietnam” để bán ra thị trường với quy mô thương mại. Sau khi bị Cục Quản lý thị trường phát hiện và xử lý, ngày 9-9-2020, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu khởi tố vụ án và khởi tố bị can sau đó. Đến ngày 30-11-2020, Cục Sở hữu trí tuệ từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Bia Sài Gòn Việt Nam. Vào ngày 16/3/2023, sau hai năm khởi tố vụ án, Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã tuyên phạt Công ty Cổ phần Tập đoàn Bia Sài Gòn Việt Nam và người đại diện số tiền trị giá 3,7 tỷ VND với tội danh xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. 

Vụ việc là bài học quan trọng về việc bảo vệ quyền đối với nhãn hiệu, chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Ông Lê Đình Trung, bị cáo trong vụ án này, là nhân viên lâu năm tại SABECO, doanh nghiệp có nhãn hiệu bị xâm phạm. Chưa nói đến các tài sản sở hữu trí tuệ là bí mật kinh doanh, việc ông Trung nghỉ việc và đạo nhái thương hiệu nhằm cạnh tranh không lành mạnh là một lỗ hổng trong công tác quản lý nhân sự và hợp VND lao động giữa SABECO với các nhân viên của mình.

Trên đây là toàn bộ thông tin về xử phạt hành vi đạo nhái nhãn hiệu đã được bảo hộ. Quý khách có nhu cầu tư vấn về các quy định liên quan đến sở hữu trí tuệ vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    100 câu hỏi liên quan đến đăng ký nhãn hiệu năm 2023, 2024

    100 câu hỏi liên quan đến đăng ký nhãn hiệu năm 2023, 2024

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO