Mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Ý đã có một lịch sử phát triển lâu dài. Với nền tảng là những giá trị văn hóa chung và lợi ích kinh tế bổ sung, hai nước đã thiết lập được quan hệ đối tác toàn diện. Ý, với nền công nghiệp phát triển và kinh nghiệm phong phú, đã mang đến cho Việt Nam những công nghệ hiện đại và nguồn vốn đầu tư lớn. Trong tương lai, với sự hội nhập sâu rộng của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới, mối quan hệ hợp tác giữa hai nước hứa hẹn sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa, mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới trên các lĩnh vực như năng lượng tái tạo, công nghệ cao và nông nghiệp công nghệ cao. Luật Việt An xin hướng dẫn quý khách hàng quy trình thành lập công ty 100% vốn đầu tư Ý tại Việt Nam qua bài viết dưới đây.
Tiềm năng của thương hiệu thời trang tại Ý: Thương hiệu thời trang Ý nổi tiếng toàn cầu về chất lượng, thiết kế và sự sang trọng. Việc mang các thương hiệu này đến Việt Nam sẽ tạo ra sức hút lớn đối với người tiêu dùng.
Thị trường trẻ trung, năng động: Việt Nam có dân số trẻ, luôn cập nhật xu hướng thời trang mới nhất. Tầng lớp trung lưu đang không ngừng gia tăng, tạo ra nhu cầu lớn về các sản phẩm thời trang cao cấp và dịch vụ làm đẹp.
Văn hóa thời trang phát triển: Người Việt Nam ngày càng quan tâm đến hình ảnh bản thân và không ngại đầu tư vào thời trang, làm đẹp.
Ngành thực phẩm và đồ uống
Ẩm thực Ý được yêu thích toàn cầu: Ẩm thực Ý nổi tiếng với hương vị độc đáo, nguyên liệu tươi ngon và phong cách ẩm thực tinh tế. Điều này tạo nên một nền tảng vững chắc để các sản phẩm thực phẩm và đồ uống Ý chinh phục thị trường Việt Nam.
Thị trường Việt Nam đang phát triển: Với sự gia tăng của tầng lớp trung lưu, nhu cầu về các sản phẩm thực phẩm và đồ uống chất lượng cao, đặc biệt là các sản phẩm nhập khẩu, ngày càng tăng.
Xu hướng ẩm thực quốc tế: Người Việt Nam ngày càng quan tâm đến ẩm thực quốc tế và sẵn sàng khám phá những hương vị mới.
Ngành sản xuất máy móc và thiết bị
Công nghệ máy móc của Ý: Ý nổi tiếng với các công ty sản xuất máy móc chất lượng cao, công nghệ tiên tiến, đặc biệt trong các lĩnh vực như ô tô.
Nhu cầu công nghiệp hóa của Việt Nam: Việt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hóa nhanh chóng, đòi hỏi một lượng lớn máy móc, thiết bị hiện đại để phục vụ cho các ngành công nghiệp sản xuất.
Nhà đầu tư Ý thành lập tổ chức kinh tế mới tại Việt Nam
Bước 1: Xin cấp giấy chứng nhận đầu tư của nhà đầu tư Ý (IRC)
Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
Hồ sơ chứng minh trụ sở công ty: Hợp đồng thuê nhà, Bản sao công chứng giấy tờ nhà đất của bên cho thuê: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy phép xây dựng; nếu bên cho thuê là công ty: cần cung cấp thêm bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản;
Xác nhận số dư tài khoản tương ứng với vốn dự định thành lập công ty FDI được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch công chứng
Tùy vào nhà đầu tư là cá nhân hay pháp nhân thì sẽ cần cung cấp thêm giấy tờ sau:
Nhà đầu tư là cá nhân
Nhà đầu tư là pháp nhân
Bản sao chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch công chứng;
Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch công chứng;
Bản sao giấy tờ pháp lý cá nhân của người đại diện theo pháp luật của tổ chức được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch công chứng.
Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi dự kiến đặt trụ sở chính.
Trình tự xử lý: Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp thì Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC)
Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
Điều lệ doanh nghiệp;
Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc danh sách thành viên hợp danh;
Bản sao có công chứng chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của thành viên là cá nhân; bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của thành viên là tổ chức; bản sao công chứng chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức đó;
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư Ý đã hoàn thành ở trên.
Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Thời hạn: 03 – 06 ngày làm việc.
Bước 3: Làm thủ tục sau thành lập và tiến hành hoạt động kinh doanh
Tiến hành khắc con dấu pháp nhân khi có mã số thuế
Sau khi doanh nghiệp đã có mã số thuế, việc khắc con dấu pháp nhân là một bước quan trọng để hoàn thiện thủ tục thành lập. Con dấu pháp nhân là dấu hiệu nhận biết chính thức của doanh nghiệp, được sử dụng trong các giao dịch và văn bản pháp lý. Nội dung cần có trên con dấu:
Tên doanh nghiệp: Phải trùng khớp với tên đã đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Mã số thuế: Là mã số duy nhất của doanh nghiệp, được cấp bởi cơ quan thuế.
Địa chỉ trụ sở chính: Phải trùng khớp với địa chỉ đã đăng ký. Thường là quận và thành phố nơi đặt địa chỉ trụ sở.
Loại hình doanh nghiệp: Ví dụ: Công ty TNHH, Công ty cổ phần,…
Các giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của vốn đầu tư.
Nơi nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ tại ngân hàng đã chọn.
Ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ và mở tài khoản vốn đầu tư cho nhà đầu tư.
Sau khi có tài khoản vốn đầu tư, công ty có vốn Trung Quốc tiến hành góp vốn. Lưu ý doanh nghiệp cần góp đủ vốn đã đăng ký trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Chuyển tiền: Nhà đầu tư thực hiện chuyển tiền từ tài khoản ở nước ngoài vào tài khoản vốn đầu tư đã mở tại Việt Nam.
Xác nhận: Ngân hàng sẽ xác nhận việc chuyển tiền góp vốn.
Xin giấy phép con (nếu có)
Giấy phép con là một khái niệm khá rộng và có thể bao gồm nhiều loại giấy phép khác nhau tùy thuộc vào từng hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam. Dưới đây là một số loại giấy phép kinh doanh
Nhà đầu tư Ý mua vốn góp, cổ phần của công ty Việt Nam
Hồ sơ đăng ký mua phần vốn góp, cổ phần của công ty Việt Nam
Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp (theo Mẫu A.I.7 ban hành kèm theo Thông tư 25/2023/TT-BKHĐT).
Văn bản thỏa thuận nguyên tắc về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp giữa nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân, tổ chức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; và của tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
Trong trường hợp cần thiết, Phòng Kinh tế đối ngoại có thể yêu cầu cung cấp Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi dự kiến đặt trụ sở chính.
Trình tự xử lý: Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp văn bản xác nhận việc mua vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp thì Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.