Việt Nam luôn đứng đầu thế giới về xuất khẩu nhiều mặt hàng nông thủy hải sản. Việt Nam cũng còn nhiều tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm nhờ nguồn nguyên liệu phong phú, nhiều đặc sản độc đáo. Do đó, thương nhân dự định thành lập công ty kinh doanh trong lĩnh vực chế biến thực phẩm có nhiều lợi thế để phát triển. Là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tư vấn luật doanh nghiệp, đầu tư và sở hữu trí tuệ – Công ty Luật Việt An luôn sẵn sàng trợ giúp khách hàng trong việc thành lập doanh nghiệp, giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình hoạt động trong doanh nghiệp.
Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên, cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:
Đối với cá nhân: Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
Đối với tổ chức: Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;
Quyết định góp vốn đối với thành viên công ty, cổ đông công ty là tổ chức;
Tài liệu khác trong các trường hợp đặc biệt (Luật Việt An sẽ tư vấn để Quý khách hàng chuẩn bị theo quy định của pháp luật);
Hợp đồng cung cấp dịch vụ pháp lý (Hợp đồng ủy quyền) để ủy quyền cho Công ty Luật Việt An thực hiện dịch vụ thành lập doanh nghiệp.
Cơ quan giải quyết: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
Thời hạn giải quyết: 06-08 ngày làm việc
Lưu ý: Với những ngành nghề có điều kiện như yêu cầu mức vốn pháp định hay chứng chỉ hành nghề không yêu cầu phải có khi đăng ký doanh nghiệp mà doanh nghiệp cần đảm bảo đáp ứng đủ điều kiện này trong quá trình hoạt động.
Một số mã ngành nghề lĩnh vực sản xuất chế biến thực phẩm doanh nghiệp có thể lựa chọn
STT
Tên ngành
Mã ngành
1.
Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt
1010
2.
Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản
1020
3.
Chế biến và bảo quản rau quả
1030
4.
Sản xuất dầu, mỡ động, thực vật
1040
5.
Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa
1050
6.
Xay xát và sản xuất bột thô
1061
7.
Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột
1062
8.
Sản xuất các loại bánh từ bột
1071
9.
Sản xuất đường
1072
10.
Sản xuất ca cao, sôcôla và mứt kẹo
1073
11.
Sản xuất mì ống, mỳ sợi và sản phẩm tương tự
1074
12.
Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn
1075
13.
Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu
Chi tiết:
– Rang và lọc cà phê;
– Sản xuất các sản phẩm cà phê như: cà phê hoà tan, cà phê lọc, chiết xuất cà phê và cà phê cô đặc;
– Sản xuất các chất thay thế cà phê;
– Trộn chè và chất phụ gia;
– Sản xuất chiết suất và chế phẩm từ chè hoặc đồ pha kèm;
– Sản xuất súp và nước xuýt;
– Sản xuất thực phẩm đặc biệt như: đồ ăn dinh dưỡng, sữa và các thực phẩm dinh dưỡng, thức ăn cho trẻ nhỏ, thực phẩm có chứa thành phần hoóc môn;
– Sản xuất gia vị, nước chấm, nước sốt như sốt madonnê, bột mù tạc và mù tạc;
– Sản xuất giấm;
– Sản xuất mật ong nhân tạo và kẹo;
– Sản xuất thực phẩm chế biến sẵn dễ hỏng như: bánh sandwich, bánh pizza. Nhóm này cũng gồm:
– Sản xuất các loại trà dược thảo (bạc hà, cỏ roi ngựa, cúc la mã);
– Sản xuất men bia;
– Sản xuất nước cốt và nước ép từ thịt, cá, tôm, cua, động vật thân mềm;
– Sản xuất sữa tách bơ và bơ;
– Sản xuất các sản phẩm trứng, albumin trứng;
– Sản xuất muối thanh từ muối mua, bao gồm muối trộn i ốt;
– Sản xuất các sản phẩm cô đặc nhân tạo.
1079
14.
Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản
1080
Bước 2: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Bước 3: Khắc dấu và nộp hồ sơ thông báo sử dụng mẫu con dấu của doanh nghiệp
Bước 4: Thủ tục cần làm sau thành lập công ty chế biến thực phẩm
Treo biển tại trụ sở công ty
Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế: mẫu 06
Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp và thông báo với Sở kế hoạch và đầu tư
Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử
Kê khai và nộp thuế môn bài
In và đặt in hóa đơn
Góp vốn đầy đủ đúng hạn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp đăng ký kinh doanh.
Bước 5: Thực hiện xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
Đối tượng xin cấp Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm:
Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
Nhà máy sản xuất độc lập tại một địa điểm.
Các trường hợp không cần xin cấp:
Cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng ban đầu nhỏ lẻ;
Cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ không có yêu cầu bảo quản sản phẩm đặc biệt;
Cơ sở bán hàng rong;
Cơ sở kinh doanh bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt;
Cơ sở kinh doanh bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
Hồ sơ xin cấp Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm:
Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Cơ quan thực hiện: Tùy thuộc vào đặc thù kinh doanh cụ thể của từng doanh nghiệp mà nơi nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận là khác nhau. Ví dụ với những lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công thương như: cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột thì sẽ nộp hồ sơ tại Bộ Công thương hoặc Sở Công thương phụ thuộc vào quy mô sản xuất. Một số trường hợp khác thì sẽ phải nộp hồ sơ tại Cục hoặc Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm. Công ty Luật Việt An sẽ tư vấn chi tiết hơn khi Quý Khách hàng cung cấp thông tin cụ thể.
Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp của Luật Việt An
Tư vấn thành lập doanh nghiệp;
Dịch vụ tư vấn các vấn đề phát sinh sau thành lập công ty:
Mở tài khoản ngân hàng và đăng ký tài khoản với Sở kế hoạch đầu tư