Thành lập công ty dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa tàu thủy
Việt Nam đã tham gia nhiều điều ước quốc tế với nhiều ưu đãi góp phần tạọ điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư kinh doanh vào nước ta. Để giúp nhà đầu tư thành lập công ty kinh doanh ngành dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa tàu thủy tại Việt Nam, Công ty Luật Việt An xin có một số hướng dẫn cụ thể sau:
Cơ sở pháp lý:
Điều ước quốc tế: WTO, FTAs
Pháp luật Việt Nam:
Luật Đầu tư năm 2014;
Luật Doanh nghiệp năm 2014;
Nghị định 111/2016/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển
Điều kiện đầu tư:
Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên:
FTAs: không hạn chế. Ngoại trừ:
Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế: không vượt quá 51%
Hình thức đầu tư: Liên doanh
Theo pháp luật Việt Nam:
Điều kiện về cán bộ kỹ thuật, kiểm tra chất lượng và thợ sửa chữa tàu (Quy định chi tiết tại Chương III Nghị định 111/2016/NĐ-CP)
Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị
Điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường
Hệ thống quản lý chất lượng
Quy trình thành lập công ty:
Bước 1: Đăng kí đầu tư
Theo quy định của Luật đầu tư năm 2014, nhà đầu tư nước người khi thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam cần thực hiện thủ tục đăng kí đầu tư tại Sở kế hoạch và đầu tư.
Hồ sơ cần chuẩn bị gồm:
Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư (theo mẫu);
Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư;
Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh; Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài;
Thời gian giải quyết: 15 ngày kể từ ngày Sở kế hoạch và Đầu tư nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng kí đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư, trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lí do.
Bước 2: Đăng kí thành lập doanh nghiệp
Căn cứ theo Luật doanh nghiệp hiện hành, việc thành lập doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục sau:
Giấy CMND, còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, văn bản uỷ quyền của người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức ;
Quyết định góp vốn đối với thành viên công ty, cổ đông công ty là tổ chức;
Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính.
Tư vấn các quy định pháp luật và thủ tục pháp lý liên quan đến lĩnh vực doanh nghiệp, đầu tư vào Việt Nam;
Tư vấn các quy định pháp luật và thủ tục thành lập công ty, xin cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh (mua bán hàng hóa có vốn nước ngoài), giấy phép con…;
Tư vấn về các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và các điều kiện cụ thể đối với mỗi ngành nghề, nhà đầu tư mang quốc tịch;
Soạn thảo và nộp hồ sơ, làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhận kết quả bàn giao hồ sơ pháp lý hoàn thiện cho khách hàng;
Tư vấn về các vấn đề sau thành lập như: hợp đồng, thuế, lao động Việt Nam, lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, sở hữu trí tuệ, nhượng quyền thương mại…